Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 12

Vào cuối triều Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nhân dân không có ruộng cày, tô thuế nặng nề, nạn cho vay nặng lãi lan rộng trầm trọng. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ khắp nơi. Năm 1796, Bạch liên giáo đã lãnh đạomột cuộc khởi nghĩa lớn nhất thời bấy giờ, kéo dài đến năm 1804 và lan rộng ở miền Trung Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh đó, bọn thực dân phương Tây tăng cường xâm lược Trung Quốc. Năm 1537, thương nhân Bồ Đào Nha được phép xây dựng các kho chứa hàng ở Macao và vùng đất này trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha.

Từ thế kỉ XVII, các công ti Đông Ấn của Hà Lan, Anh đã có quan hệ buôn bán với Trung Quốc và tìm cách chiếm các vùng đất của nước này. Năm 1789, mới có 89 tàu thuyền ngoại quốc đến Quảng Châu, năm 1833 – 1834 con số này tăng lên 213 chiếc. Điều này làm cho chính phủ Mãn Thanh lo ngại nên tìm cách hạn chế ngoại thương nhằm ngăn cản sự xâm nhập của các nước tư bản châu Âu. Năm 1758, triều đình ra lệnh cấm nước ngoài không được buôn bán ở ven bở biển, trừ vùng Quảng Châu.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p12

Điều này khiến các nước tư bản, trước hết là Anh, dùng mọi biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để buộc Trung Quốc “mở cửa”, thực chất là Anh muốn biến nước này thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trưởng tiêu thụ hàng hoá của mình. Chúng tìm cách tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và cuộc Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840 – 1842) đã nổ ra.

Thực dân Anh đi đầu trong việc buộc Trung Quốc phải “mở cửa” bằng cách đưa thuốc phiện vào tiêu thụ ở thị trưởng Trung Quốc (nhằm thay đổi cán cấn thương mại có lợi cho Anh).

Nhận thấy nguy cơ của nạn hút thuốc phiện ngày một lan rộng trong cả nước, từ quan lại quý tộc đến người dân thưởng đều ngày càng bất mãn. Thuốc phiện làm suy kiệt tinh thần, thể lực người Trung Quốc, hàng năm thu hút số lớn tiền bạc ra nước ngoài (bạc trắng), làm cho kinh tế càng thêm suy yếu. Cuộc đấu tranh chống nạn hút thuốc phiện cũng gây chia rẽ trong hàng ngũ giai cấp thống trị(I). Năm 1834, Chính phủ Anh phái một viên đại diện giám sát việc buôn bán giữa Anh và Trung Quốc mà không cần sự thoả thuận của triều đình Mãn Thanh. Chúng cởn phái 2 tàu chiến đến cửa sông Dương Tử để khiêu khích. Căng thẳng nhất trong quan hệ Anh – Trung Quốc xoay quanh vấn đề buôn bán thuốc phiện, bởi vì thương nhân Anh muốn giữ độc quyền buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc để thu những món lợi rất lớn. Trong 5 năm, 1815 – 1819, mỗi năm trung bình Anh nhập vào Trung Quốc 4.420 thùng thuốc phiện (mỗi thùng khoảng 60kg). Từ 1773 đến 1839, lợi nhuận do buôn bán thuốc phiện của Anh ở Trung Quốc tăng lên 70 lần. Trong 4 năm, 1835 – 1839, mỗi năm Anh thu 5,2 triệu lạng bạc(2). Trong khoảng thời gian 1795 – 1839, số lượng thuốc phiện của Anh nhập vào Trung Quốc là 150.000 thùng, tương đương 27 triệu kg./



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX– Phần 14

Điều ước Nam Kinh là điểu ước bất bình đẳng đầu tiên mà Trung Quốc kí với nước ngoài, thể hiện chính sách đầu hàng của chính phù Mãn Thanh với tư bản phương Tây. Điều ước Nam Kinh mở đầu quá trình biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

Sau điều ước Nam Kinh, chính phủ Trung Quốc lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản khác: Hiệp ước Vọng Hạ (7/1844) với Mĩ, Hiệp ước Hoàng Phố (10/1844) với Pháp, rồi với Bỉ, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Na Uy. Các điều ước này bước đầu đáp ứng yêu cầu xâm chiếm Trung Quốc của bọn thực dân tư bản phương Tây và cũng biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc.
  1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc:  Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc
Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p14

Sau chiến thắng của Anh đối với Mãn Thanh, các nước thực dân Âu, Mi đua nhau xâuxé Trung Quốc, vì không một nước tư bản nào đủ sức xâm chiếm, thống trị đất nước có diện tích gần 10 triệu km2 và đông dân nhất thế giới. Chúng chia nhau xây dựng những vùng tô giới, khu vực ảnh hưởng, các cơ sở công nghiệp ở Trung Quốc (ở Thượng Hải có tô giới của Anh, Pháp, Mĩ…; ở Quảng Châu, Anh lập xưởng đóng tàu; ở Thượng Hải, Mĩ có xưởng sửa chữa tàu…). Những tô giới được triều đinh Mãn Thanh công nhận là vùng đất riêng của bọn thực dân Âu – Mĩ, là cứ điểm để chúng tiếp tục xâm lượcTrung Quốc.

Bọn thực dân lại ép Chính phủ Trung Quốc phải hạ thuế nhập khẩu (thuê nhập khẩu thuốc phiện từ 24% giảm cởn 5%, các loại vải từ 50% cởn 12%…). Do đó, số thuốc phiện nhập vào Trung Quốc tăng (năm 1843 là 33.508 hởm, gấp 1,5 lần năm 1839, năm 1850 là 52927 hòm). Nhũng điều này làm cho thu nhập của Trung Quốc giảm: số bạc trắng Trung Quốc chạy ra nước ngoài ngày càng nhiều, hàng hóa nội địa – chủ yếu là vải – bị bópchết… Đời sống nhân dân vốn đã cơ cực càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn xà hôi càng thêm gay gắt, chủ yếu giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Những cuộc khởi nghĩa chống phong kiến không ngừng nổ ra. Trong những năm 1841 – 1849 có 110 cuộc khỏi nghĩa của người Hán và các dân tộc ít người, như Tạng Miêu… Phần lớn các cuộc khởi nghĩa đều do các hội kín tổ chức, lãnh đạo như hội Tam điểm, hội Thiên địa… Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là những địa phương bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ. Phần đông nông dân tập hợp dưới ngọn cở tôn giáo để chống triều đình Mãn Thanh, bọn địa chủ.

(Còn tiếp)


Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 13

Trước nguy cơ do thuốc phiện gây ra (về kinh tế, sức khoẻ, xã hội) tuy triều đình Mãn Thanh đã không thống nhất ý kiến trong việc đối phó, nhưng phong trào đấu tranh đởi cấm buôn bán và hút thuốc phiện của nhân dân lên cao buộc chính phủ Mãn Thanh phải thực hiện việc nghiêm cấm buôn bán.

Tháng 12/1838, Lâm Tắc Từ – người kiên quyết chống việc hút thuốc phiện được cử làm Khâm sai đại thần tại Quảng Châu để thực hiện cấm buôn bán thuốc phiện. Lâm Tắc Từ ra lệnh thiêu hủy 20.000 thùng thuốc phiện mà lái buôn Anh, Mĩ buộc phải đem nộp. Nhân dân Trung Quốc rất phấn khởi, ủng hộ thái độ kiên quyết của Lâm Tắc Từ. Nhưng Chính phủ Anh không chịu từ bỏ việc bán thuốc phiện, quyết định dùng quân sự để đối phó. Cuộc xung đột vũ trang trên biển đã xảy ra năm 1840, Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất bùng nổ. Đội quân xâm lược Anh gồm 15.000 người và hơn 40 tàu chiến kéo đến Quảng Châu.

Trước sức tấn công của Anh vào Quảng Châu, Phúc Kiến, Hạ Môn, Triết Giang, Trực Lệ… triều đình Mãn Thanh run sợ, vộivã nhận kí hiệp ước bồi thường chiến tranh. Song nhân dân Trung Quốc ngay từ tiếng súng xâm lược đầu tiên của thực dân Anh đã đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ. Hàng vạn dân binh được Lâm Tắc Từ tổ chức và huy động vào cuộc chiến đấu chống Anh xâm lược. Tháng 5/1841, 5.000 quân binh của nhân dân 103 thồn vùng Tam Nguyên Lí (Quảng Châu) đã tấn cồng tiêu diệt quân Anh ởpháo đài vùng này, buộc chúng phải kéo về Hạ Môn. Trong khi ấy thì triều đình lại lo sợ, muốn cầu hởa. Thật là một cảnh tượng hài hước: “Dân sợ quan, quan sợ giặc, giặc sợ dân”

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p13

Dù triều đình Mãn Thanh đã yêu cầu đình chiến, song thực dân Anh vẫn không từ bỏ kế hoạch mở rộng xâm lược của chúng.

Từ tháng 6/1841 đến tháng 8/1842, quân Anh được tăng viện, lần lượt đánh chiếm Hạ Môn, Định Hải, Ninh Ba, Ngô Tùng, Thượng Hải, Bảo Sơn, bắn phá Trấn Giang, khống chế vùng hạ lưu của Trường Giang, rồi đưa hạm thuyền vào Nam Kinh.

Trước tình thế ấy, ngày 29/8/1842, Chính phủ Mãn Thanh phải kí Điều ước Nam Kinh, chấp nhận mọi yêu cầu do Anh đề ra.

Điều ước Nam Kinh nám 1842 gồm có những điều khoản chủ yếu:

-   Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho Anh tự do thông thương: Quảng Châu, PhúcChâu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải.

-      Trung Quốc nhượng Hương Cảng cho Anh.

-      Bồi thưởng chiến phí cho Anh 21.000.000 bảng.

-    Trung Quốc và Anh sẽ bàn bạc, thoả thuận về thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hoá của Anh.

-       Anh được hưởng quyền lành sự tài phán ở Trung Quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 11

Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 là cuộc khởi nghĩa dân tộc của Ấn Độ; tuy lực lượng nòng cốt là Xipay nhưng đông đảo các tầng lớp nhân dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, các dân tộc, các tín đồ tôn giáo dã tích cực tham gia song đông nhất là nông dân và thợ thủ công. Cuộc chiến dấu của nghĩa quân tuy anh dũng, nhưng đã thất bại vì lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng, tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao dộng đầu hàng.

Nhân dân lại chưa kết thành một khối, thiếu sự lãnh đạo thống nhất, lực lượng chiến đấu ở các địa phương cởn phấn tán, thiếu sự huấn luyện, thiếu vũ khí, không có người chỉ huy giỏi. Lực lượng quân Anh khá mạnh, dàn áp được cuộc khởi nghĩa.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX

Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 đã viết nên một trang sử vẻ vang của nhân dân ấn Độ chống xâm lược, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc vinh quang. Đây là cuộc khởi nghĩa dân tộc chống thực dân Anh, mang tính chất toàn quốc đầu tiên, gây cho Anh nhiêu tổn thất. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, dầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Anh của nhân dân ấn ĐộLasmi Bai là lãnh chúa ở vương quốc Ianxi – mộttrung tâm kháng chiến trong khởi nghĩa Xipay. Bà đã dũng cảm chi huy các đơn vị kị binh chống quân Anh. Thoát khỏi vòng vây của quân Anh,liên tục chiến đấu và hi sinh trong một trận đánh. Lasmi Bai trở thànhtiếp tục phát triển với nhiều cuộc khởi nghĩa, c. Mác nhận định rằng: “Ở Ấn Độ đang hình thành nếu không phải là cuộc đồng khởi nghĩa thì cũng là một tình thế phức tạp nghiêm trọng đối với chính phủ Anh”. Vào đẩu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ chuyển sang các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản và của giai cấp vô sản.

TRUNG QUỐC

Vào thời cận đại, Trung Quốc trở thành miếng mồi béo bở của các nước tư bản phương Tây. Chúng chia nhau xâu xé quốc gia rộng lom này. Chiến tranh thuốc phiện màđầu thời kì này, đồng thời cũng bắt đầu cuộc đấu tranh chống phong kiến, thực dân đế quốc của nhân dân Trung Quốc.

Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842)

Trung Quốc là nước rộng lớn, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến tồn tại lâu đởi. Nền văn minh phát triển cao. Từ thời Minh, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã phát triển với các nghề làm đồ sứ, làm giấy, dệt tơ lụa… Một số ngành công nghiệp như khai thác mỏ cũng khá phát triển. Công trưởng thủ công tập trung và phấn tán mọc lên nhiều nơi với quy mô sản xuất lấm, trình độ kĩthuật cao.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 10

Cuộc khởi nghĩa không lan đến vùng Pengiáp, do ở đây có nhiều quân Anh đóng; binh lính ấn Độ bị tước vũ khí.

Lúc đầu, trong hàng ngũ nghĩa quân có một vài quý tộc lớp trên tham gia, nhằm lái cuộc đấu tranh theo mục tiêu của mình; song về sau, một số đã phản bội cuộc khởi nghĩa khi được thực dân Anh ban cho các quyền lợi.

Ở Đêli, chính quyền giải phóng được thành lập, bao gồm hầu hết những người trong vương triều Môgồn. Nhà vua Môgôn được tôn làm Hoàng đế. Tuy nhiên, uỷ ban khởi nghĩa của binh lính nắm thực quyền, tuyên bố sẽ bỏ chế độ Đamniđa, miễn thuế cho người nghèo… Vấn đề khó khăn lúc bấy giở là không thể cung cấp đủ lương thực cho 150.000 dân thành phố và 30.000 Xipay; vì vậy, không ít nhân dân, cả binh lính khởi nghĩa đã rởi bỏ Đêli đi nơi khác. Đến giữa tháng 9/1857, thực dân Anh bắt đầu tấn công Đêli và ngày 19/9 chiếm được thành phố, giết hại hàng nghìn dân thưởng trong đó có nhiều người già, phụ nữ, trẻ em, nhưng quân Anh cũng bị giết hơn 5.000 tên, trong đó có 2 viên tư lệnh.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p10

Tiếp theo Đêli, cuộc khởi nghía nổ ra ở nhiều nơi hầu khắp An Độ, nhiều thành phố lớn được giải phóng (Aliga ngày 21/5, Lắcnao ngày 31/5, Canpua ngày 4/6, Alababat ngày 6/6…). Cuộc chiến đấu ở Lắcnao kéo dàitrong 6 tháng, chiếm được Lắcnao, quan Anh tan phá thành phố, làmthiệt hại hơn 6.000.000 bảng của nhân dân.

Ở Canpua, dưới sự lãnh dạo của Nan Xahip, nghía quân dược nồng dân, thợ thủ công hưởng ứng, chiến dâu dũng cảm buộc quán Anh phải dầu hàng.

Ở Gianxi, nữ lãnh chúa Lasmi Bai dã lãnh dạo cuộc khởi nghĩa vì có một bộ phận tiếp viện cho Đêli. Cuộc chiến dấu ở dây cũng quyết hột, 500 chiến sT đóng giữ các vùng cao đã hisinh oanh liệt.

Sau khi Đêli và nhiều nơi khác thất bại, trung tâm cuộc khởi nghĩa là vương quốc Aođơ. Nghĩa quân làm chủ các vương quốc, trừ Lắcnao nơi có đơn vị quan đồn trú Anh bị bao vây. Tháng 3/1858, quân Anh giải thoát được đơn vị bị bao vây ở Lắcnao và dàn áp cuộc khởi nghía ở Aodơ.

Cuộc khởi nghĩa chuyển thành chiến tranh du kích, lan rộng khắp miền Trung Ấn Độ, với các chỉ huy tài giỏi, dũng cảm, như Nam Xaihip, Bactơ, nổi bật là Tanchia Tôpi, Lasmi Bai. Cuộc chiến đấu tiếp diễn đến cuối năm 1859 thì bị dập tắt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 8

Đồng thời với việc bình định quân sự, thực dân Anh lo củng cố bộ máy thống trị, bóc lột. Chung lợi dụng sự khác biệt giữa các dân tộc, chia rẽ về đẳng cấp, tôn giáo để duy trì sự tồn tại của nhiều vương quốc riêng rẽ nhằm thực hiện chính sách “chia để trị”. Chúng lập và củng cố bộ máy cai trị, do bọn phong kiến tay sai nắm giữ, để thống trị, bóc lột nhân dân ấn Độ.

Về kinh tế – xã hội, năm 1793, một đạo luật mới về thu thuế ở Bengan được ban hành. Theo đó, số thuế nộp được quy định tương đối cố định và giao cho quý tộc địa phương thu, nhưng chúng thưởng thu cao hơn nhiều. Nhân dân không nộp đủ thuế sẽ bị tịch thu ruộng đất hoặc mất quyền lĩnh canh.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p8

Đầu thế kỉ XIX, do công nghiệp ở Anh phát triển, đặc biệt ngành dệt, nên Anh cần nhiều nguyên vật liệu của An Độ, cũng như của các thuộc địa khác. Vì vây, năm 1813, Nghị viện Anh thông qua đạo luật bác bỏ độc quyền buôn bán của Công ti Đông Ấn. Do đó, hàng xuất khẩu từ Anh sang Ấn Độ tăng nhiều lần, riêng sợi kéo bằng máy từ 1818 – 1836 đã tăng hơn 5.000 lần số lượng vải bằng sợi của Anh đưa sang Ấn Độ 1819 – 1835 tăng từ 1 triệu yard (1 yard = 0,914m) lên 41 triệu đã tăng hơn 5.000 lần. Việc nhập hàng công nghiệp giá rẻ của Anh đã bóp chết thủ công nghiệp truyền thống Ấn Độ. Thợ thủ công thất nghiệp, đi làm thuê cho địa chủ phong kiến và bị bóc lột nặng. Từ 1827 – 1837, thành phố Đaca – trung tâm dệt trước đây – dân số giảm từ 150.000 xuống cởn 130.000 người. Nhiều ngành công nghiệp mới manh nha hình thành ở ấn Độ, như đóng tàu, khai mỏ theo phương thức thủ công nhưng không cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp Anh và bị suy yếulà chế độ “Chế đô Damincla vĩnh viễn”. Theo quy định mới, nông dân bị mất quyển thừa kế ruộng đất, bị bóc lột bằng thuê cao nộp cho thực dân Anh và các thứ lao dịch khác. Năm 1X22, thực dân Anh lại áp dụng “chế độ Daminđa tạm thời”; theo đó, cứ 25 – 30 năm số thuế phải nộp lại thay đổi, nhằm tăng số thu nhập của chúng. Ờ miền Nam Âi Độ, chê độ Raiốtvari” được thi hành, thực dân Anh trực tiếp thu thuế của nôngdân cày cấy ruộng đất của mình. Mặt khác, việc phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thuộc địa Ấn Độ cũng làm nảy sinh tổng lớp tư sản mại bản mà quyền lợi gắn với thực dân Anh. Một bộ phận tư sán dân tộc đã hình thành, song non yếu về thế lực kinh tê và chính trị. Nạn đói liên tiếp xảy ra; trong nửa đầu thế kỉ XIX có 7 nạn đói lớn làm khoáng 1.500.000 người chết, trong khi đó số tiền thuế tăng từ 42000 bảng năm 1800- 1801 lên 15.600.000 bảng năm 1857 – 1858.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 6

Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ quý tộc; nông dân phải nộp tổ nặng, chỉ còn được hưởng 10% hoa lợi. Côngxã nông thôn vẫn là cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ ruộng đất phong kiến. Đặc trưng của công xã nông thôn ấn Độ, mà c. Mác đã miêu tá là, ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã, nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp, sự phấn công lao động giữa các thành viên công xã rất rõ ràng, chặt chẽ.

Nền kinh tế tự cấp tự túc của công xã khép kín, sự phấn hoá giữa các tầng lớp xã hội trong công xã rất sâu sắc. Tuy nhiên, dưới thời đế chế Môgôn, công xãnông thôn ấn Độ đã bắt đầu suy yếu và tan vỡ, do sự du nhập của quan hệ hàng hoá – tiền tệ. Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, cơ câu kinh tế của công xã nông thôn đã có sự phấn hoá: nhiều lãnh địa của đại phong kiến xuất hiện, ruộng đất rơi vào tay thương nhân, bọn cho vay nặng lãi, nông dân càng thêm khổ cực.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p6

Vào thế kỉ thứ XVII, tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ, đặc biệt ở vùng ven biển, đã có quan hệ buôn bán khá phát triển với thương nhân nước ngoài, đặc biệt với châu Âu, thông qua Công ti Đông ấn Độ của các nước Anh, Pháp, Hà Lan. Cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, ở Ấn Độ đã xuất hiện những cơ sở đầu tiên của cồng trưởng thủ công sản xuất hàng vải và tơ lụa, khai mỏ, đóng tàu. Các công trưởng thủ công này không chỉ đáp ứng nhu cáu trong nước mà cởn xuất khẩu một khối lượng hàng hoá ra nước ngoài. Nhở đó thương nghiệp phát triển hơn, tầng lớp thương nhân và cho vaylãi hoạt động mạnh và có ảnh hưởng lớn trong cả nước. Trong lòng xã hội phong kiến đã thai nghén những mầm mống của chủ nghĩa tư bản.

Chế độ phong kiến chuyên chế ngày càng đè nặng trên vai nhân dân lao động, các cuộc đấu tranh chống đế quốc Môgôn cũng ngày một nhiều, mạnh nhất là các cuộc khởi nghĩa ở vùng Pengiáp, vùng phụ cận Thủ đô Đêli và Đêcan.

Cuộc khởi nghĩa ở Pengiáp kéo dài từ 1707 – 1715, gồm phần lớn tín đồ đạo Sik. Nghĩa quân chiến đấu rất kiên cưởng, đánh đuổi dược các lãnh chúa phong kiến, thoát khỏi sự thống trị của vương triều Môgôn trong một triều đại(Auranzel, 165X – 1707) sự thống trị của phong kiến Hồi giáo nặng nề. Tín đồẤn Độ giáo bị đàn áp, bị đối xử bát công (trong khi thương nhân Hổi giáo chỉ nộp thuế nhập khẩu2,5% thì người Ấn Độ phải nộp5% quan thuế. Nhà thờ ở Ấn Độ san phẳng, tín đổ phải cao đạo thành tín đồHồi giáo…)tháo phái Sik hình thành tít thế kí XVI ở các thành thị, do Nanàc (1469 – 1539) sánglập. chu Irtrong mọi người bình đẳng trước Thượng dế, hủy bỏ ở chế độđang cấp, hoà giải  hồigiáo. Giáo phái lúc dâu bao gồm chủ yếu các thương gia, người cho vay nặng lãithời gian dài, ở cả một vùng rộng lớn từ Đêli đến Laho. Triều đình phái một lực lượng hùng mạnh mới đàn áp được nghĩa quân. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Pengiáp đã làm cho chế độ phong kiến Môgôn thêm lung lay.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 5

Cuộc khởi nghĩa chống Hà Lan nhânh chóng lan rộng nhiều nơi. Khoảng tháng 10/1825, vùng kiểm soát của nghĩa quân Đipônêgồrô chạy dài theo duyên hải ấn Độ Dương ở phía Nam và dọc bở biển Giava ở phía bắc. Nhân dân các vùng Tagan, Rembang, Pêcalogan, Xêmaran, Kêđu, Lađôc, Ẹaghelan… đã tham gia cuộc khởi nghĩa.

Đipônêgôrô thành lập một vương quốc Hồi giáo và tự xưng là Xuntan. Từ 1827, ông chỉnh đốn quân đội, đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Cuộc khởinghĩa mang tính chất nhân dân, buộc thực dân Hà Lan phải chia lực lượng  các nơi để đánh dẹp và chịu nhiều thất bại nặng nề. Theo số liệu của Chính phù Hà Lan, trong cuộc khởi nghĩa này, hơn 8.000 quân Hà Lan và 7.000 lính bán xứ bị giết chết. Vì vậy, thực dân Hà Lan phải tăngthêm quan, tiến hành vực chia rẽ hàng ngũ lãnh đạo, mua chuộc, lôi kéo một sô lãnh chúa phong kiến. Khi không thê dùng vũ lực để dập tắt cuộc đấu tranh của nhân dân, thực dânHà Lan bày mưu thương lượng với nghĩa quân và lừa bát Đipônegôrô. Ngày 3/5/1830, chúng đày ông đi Mônađô. Các lãnh chúatham gia cuộc khởi nghĩa hoặc bị bắt hoặc phải đầu hàng. Cuộc khởi nghĩa thất bại, song tên tuổi người anh hùng dân tộc Đipônêgôrô sống mãi với nhân dân Inđônêxia. Cuộc khởi nghĩa Đipônêgỏrô được đông đảo nhân dân tham gia, kéo dài trong 5 năm (1825 – 1830), tiêu diệt hơn 15.000 quân lính Hà. Lan, viết nên trang sử vẻ vang trons cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Inđônêxia.

Cuộc đấu tranh dũng cảm khác của nhân dân Inđônêxia chống Hà Lan là cuộc chiến đấu của nhân dân Achê. Tháng 4/1874, 3000 quân xâm lược Hà Lan đổ bộ lên Achê bị nhân  địa phương dùng súng, cung tên tiêu diệt gần 1.000 tên. Cuộc chiến tranh du kích chống Hà Lan kéo dài làm cho quân địch phải bỏ kế hoạch chinh phục vùng này, chuyển sang chính sách đồn trú.

Phong trào đấu tranh chống Hà Lan giành độc lập của nhân dân Inđônêxia vào cuối thế kỉ XIX lại bùng lên mạnh mẽ đến đầu thế kỉ XX chuyển sang một thời kì đấu tranh mới.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p5

ẤN ĐỘ

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân ở Nam Á, có nền kinh tế khá phát triển và nền văn học lâu đởi phong phú. Đây là nơi mà thực dân phương Tây sớm đến xâm chiếm và diễn ra cuộc tranh chấp giữa các nước, song cuối cùng Anh đã thiết lập được nền thống trị.

Ấn Độ trước khi Anh xâm lược

Năm 1525, Thiếp Mộc Nhi (Timua), quý tộc Mông cổ, đem quân đánh chiếm ấn Độ, xây dựng vương triều Môgồn. Đến giữa thế kỉ XVII, đế quốc Đại Môgôn đã thống trị miền Bắc và một phần miền Trung ẤnĐộ với khoảng 2/3 dân số (chừng 100 triệu). Đến đầu thế kỉ XVIỈI thì thôn tính cả miền Nam Ấn Độ. Dưới thời đại Môgôn, chế độ phong kiến thống trị, nhưng trong nước cởn tồn tại nhiều tàn tích của chế độ công xã thị tộc ở các tộcngười vùng Tây Bắc và Đông Bắc. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 9

Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

Từ đầu thế kí XIX, dưới sự thống trị của thực dân Anh, nhân dân Ấn Độ đã vùng lên đấu tranh.

Trước hết là cuộc khởi nghĩa ở Rôhinhân thuộc miền Bắc. Cảnh sát Anh dã đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân không chịu nộp thuế cho chính quyền địa phương. Khoảng 10.000 người có vũ trang tấn công các đồn cảnh sát và quân đội người bản xứ. Thực dân Anh phải điều những đội quân thưởng trực mạnh đến đàn áp và dập tắt cuộc khởi nghĩa.

Cuộc đấu tranh của nông dân Oritxa chống việc tăng thuế trở thành một cuộc khởi nghĩa kéo dài trong những năm 1817 – 1818.

Năm 1818, để đẩy mạnh việc xâm chiếm An Độ, thực dân Anh xây dựng một đội quân hơn 120.000 người, trong đó chỉ có 12.000 lính Anh, cởn lại là binh lính người bản xứ gọi là Xipay. Đến năm 1849, công cuộc bình định quân sự của Anh ở Ấn Độ căn bản đã hoàn thành; song mâu thuẫn giữa chúng và nhân dân Ấn Độ lại càng gay gắt, làm bùng nổ liên tiếp nhiều cuộc đấu tranh, nổi bật là Cuộc khởi nghĩa 1857 -1859.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p9

Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa này là lởng căm thù của nhân dân Ấn Độ đối với bọn cướp nước. Ngởi nổ của cuộc khởi nghĩa là cuộc nổi dậy của quân lính Xipay ở Bengan, rồi nhânh chóng lan rộng khắp nước. Các đơn vị Xipay gồm những người của nhiều dân tộc, tín đồ các tôn giáo, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau – từ các quý tộc địa chủ lớp dưới đến thành viên công xã nông thôn. Với những mức độ khác nhau, Xipay đều bị mất ruộng đất vào tay bọn cho vay nặng lãi và các quan chức trong bộ máy thống trị của thực dân Anh. Ngoài ra, họ còn phải đi đánh nhau ở nước ngoài (Ápganixtăng, Iran, Miến Điện (Mianma, Trung Quốc). Họ bị sĩ quan Anh khinh miệt, buộc phải làm một số việc trái với những điểu cấm kị của tôn giáo.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa là việc sĩ quan Anh bắt những người Xipay dùng răng bóc giấy có tam mỡ bở hoặc mỡ lợn bọc ngoài đạn pháo. Việc này đã xúc phạm đến tục lệ của người ấn Độ giáo kiêng không ăn thịt bở và những người Hổi giáo không ăn thịt lợn. Những binh lính Xipay không tuấn theo lệnh của sĩ quan Anh bị bắt bỏ tù.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ngày 10/5/1857 trung đoàn Xipay, đóng ở Mirút, cách không xa Đêli, đã nổi dậy chống quân Anh. Với sự tham gia của thị dân lớp dưới, nông dân các cùng lân cận thành phố, binh lính đã giết chết sĩ quan Anh, bắt giam các quan chức, đốt phá các cơ quan hành chính, nhà thở, trại lính Anh và giải thoát cho nhiều người bị giam trong ngục. Sau đó, quân khởi nghĩa tiến về Đêli vào sáng 11/5 và làm chủ thành phố. Quân lính Ấn Độ và dân chúng ở Đêli mởcửa nghênh đón nghĩa quân. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trong, cổ vũ lòng tin của nhân dân cả nước.

(Còn tiếp)


Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 7

Sự suy yếu của nền kinh tế phona kiến, sự chia rẽ trongnội bộ giai cấp thống trị, các cuộc khởi nghĩa nông dân dẫn tới tình trạng tan vỡ của đế quốc Môgôn. Đây là điều kiện để thực dân Anh xâm lược Ấn Độ. Song một trở ngại cho sự bành trướng của Anh ở ấn Độ là thế lực của Pháp còn khámạnh. Tại các thương điếm của mình, như Pôneđisêri, các Công ti Đông Ấn Độ của Pháp đã thành lập các đội quân người bản xứ để bảo vệ một vùng rộng lớn và được quyền thu thuế ruộngđất. Anh cũng lập các đội quân như vậy, giúp dỡ các tiểu vương đối địch với các tiểu vương đồng minh của Pháp.

Mâu thuẫn giữa Anh và Pháp ở Ấn Độ ngày càng sâu sắc trong việc mở rộng khu vực chiếm đóng lãnh thổ và dẫn tới chiến tranh giữa hai nước.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p7

Anh mở rộng xâm lược và thống trị ấn Độ

Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã xâm lược ấn Độ. Trước hết là Bồ Đào Nha chiếm một số cứ điểm ở vùng bở biển Tây Nam, tiếp đó là Hà Lan. Năm 1613, Anh được lập thương điếm ở Xurat, rồi xây dựng công sự phởng thù ở Mađrat (1640), Bombay (1668), Cancutta (1690), Công ti Đông ẤnĐộ của Pháp cũng xây dụng nhiều cứ điểm ở Pôngđisêri ( 1674), Calicút, v.v…

Sau cuộc chiến tranh bảy năm (1756 – 1763) ở châu Âu và cuộc xung đột vũ trang giữa Anh và Pháp ở ấn Độ (1746 – 1763)(l), theo Hiệp định Pari, Pháp phải rút quân đội khỏi An Độ, chỉ cởn lại Pôngđisêri và bốn căn cứ khác là Săngđecnago, Yanông, Karican, Mahê.

Sau khi gạt bỏ Pháp, thực dân Anh một mình chinh phục Ấn Độ. Từ năm 1773, vai trở của Công ti Đông An của Anh ở An Độ giảm dẩn, quyền lực tập trung vào tay chính phủ Anh. Anh đẩy mạnh hơn nữa việc xâm lược và thống trị Ấn Độ.

Trong hơn 20 năm (1767 – 1800), thực dân Anh tiến hành bốn cuộc chiến tranh xâm lược mới và chiếm được tiểu vương quốc Maixuya. Tiếp đó, đến giữa thế kỉ XVI, Công ti Đông Ấn Độ Anh lập được150 trạm buôn bán, 15 thương điếm lớn ở Bengali. Ngày 23/6/1757, trấn Plalxây (Plassey) nô ra, Anil đánh bại quân của Bengali, được sự chi viện của Pháp chiến thắng PlatxAy đánh dấu việc Ấn Độ bắt đầu trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1761, quânđội Anh đánh chiếm Pondiseri một số căn cứ của Pháp ở Ấn Độ,quân Anh chinh phục tiểu vương quốc Marat. Trong những năm 1799 – 1805, thực dân Anh làm chủ một vùng rộng lớn ở Đêcan, gồm dải đất ven biển và đi sâu vào nội địa đến tận ranh giới các tiểu vương quốc người Sik. Vào đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam, miền Trung An Độ và chiếm thủ đô Mađrat. Đến 1849 thực dân Anh hoàn thành cuộc xâm chiếm toàn bộ đất đai Ấn Độ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 4

Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô (1825 – 1830)

Pangerang Đipônêgôrô (1785 – 1855) xuất thân trong một gia đình quý tộc, con trai của Suntan Giôgiacácta, tín đồ Hổi giáo. Thởi niên thiếu, Đipônêgôrô đã tỏ rõ thái độ căm thù đối với bọn xâm lược Hà Lan. Lớn lên ông mơ ước khôi phục và xây dựng lại vương triều Môjôpahit hùng mạnh.

/Ông đã tập hợp được lực lượng phong kiến quý tộc trong cả nước. Để mua chuộc ông và lừa dối nhan dân Giôgiacácta, thực dân Hà Lan có ý định chọn Đipônêgôrồ kế vị ngôi vua. Ông kiên quyết từ chối và tìm con đưởng đấu tranh cứu nước. Khi vua cha mất, thực dân Hà Lan mượn cớ mẹ của Đipônêgôrô không phải xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nên chọn người em trai khác họ của ông, vốn thuộc dòng quý tộc, lên ngôi vua. Chúng còn tìm cách dụ dỗ ôngvề Giôgiacácta sống, để chúng dễ kiếm soát.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p4

Ngày 20 tháng 7 năm 1825, Đipônêgôrô phát độngcuộc khởi nghĩa chống Hà Lan ở một nơi cách Giôgiacácta llkm. Khi lời kêu gọi khởi nghĩa lan ra, lập tức 70 lãnh chúa và khoảng 6 vạn nhân dân từ khắp nơi trên đảo Giava và các đảo khác của Inđônêxia hưởng ứng nhiệt liệt và nổi dạy đấu tranh. Trung tâm cuộc khởi nghĩa ở Kêđu và Xếmarang. Nghĩa quân bao vây quân địch ở nhiều nơi, trong đó có Maghêlang – thủ phủ của Kêđu. Tháng 7/1825, nghĩa quân của Đipônêgôrô nhiều lần tấn công vào khu trung tâm của Kêdu và Xêmarang, đánh chiếm nhiều nơi khác như Kalibabec, Balac, Paracan.

Thực dân Hà Lan một mặt tăng cưởng lực lượng quân sự để đàn áp, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc các lãnh chúa phong kiến, hứa hẹn trả cho họ những quyền lợi cũ. Vì vậy, nhiều lãnh chúa rởi bỏ hàng ngũ nghĩa quân, phản bội phong trào đấu tranh. Đipônêgôrô vẫn kiên quyết chiến đâu, đẩy mạnh đấu tranh. Tháng 9/1825, một trận đánh lớn diễn ra ở gần bang Kaligiênkinh giữa nghĩa quân Đipônêgôrô và quân Hà Lan, nghĩa quân đã kiểm soát được Kêđu.

Cùng với cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô, một cuộc đấu tranh chống Hà Lan, do lãnh chúa Xêrang lãnh đạo, cũng nổ ra và lan rộng cả một vùng thuộc vương quốc Xuracácta, kiểm soát các con đưởng Xêmarang – Xôhô và Xêmaran – Giôgiacácta. Đipônêgôrô phối hợp đấu tranh với lãnh chúa Xêrang để cùng nhau giải phóng cả đất nước Inđônêxia. 

(Còn tiếp)


Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 3

Năm 1830, để thu lãi nhiều hơn, Chính phủ Hà. Lan thực hiện “Chế độ cưỡng bức trồng trọt”.Theo chính sách này, Chính phủ chủ trương đưa những loại cây mới của nước ngoài, thích hợp với điều kiện tự nhiên của Inđônêxia về trồng ở nước này để thu lợi nhuận cao hơn. Thay cho việc nộp thuế ruộng đất, nông dân Inđônêxia, chủ yếu ở Giava, buộc phải dành 1/5 đất đai của mình (trên thực tế đến 1/2 hay 2/3 diện tích) để trồng các loại cây nộp cho Chính phủ làm hàng xuất nhập khẩu (mía, cà phê, thuốc lá…).

Chế độ cưỡng bức trồng trọt”còn quy định nông dân phải làm lao dịch 66 ngày (nhưng thưởng trên 200 ngày). Họ phải đóng nhiểu khoản phụ thu cho chính quyền các cấp, dịa chủ, quan lại. Thực dân Hà Lan cho giai cấp phong kiến nhiều quyền lợi (khôi phục tước hiệu cũ, quyền thế tập, được sử dụng vĩnh viễn đất đai…). Do vậy, “Chế độ cưỡng bức trồng trọt” làm chậm quá trình vỡ của quan hệ phong kiến trong nông thôn Inđônêxia và cũng đem lại cho thực dân Hà Lan những khoán thu nhập lớn. Từ 1830 – 1870, thực dân Hà Lan thu được món lợi bằng số thư nhập của V. O. c trong 200 năm thống trị.

Sự thống trị của Hà Lan trong các thế kỉ XVII – XIX làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân ngày càngkhổ cực. Đây là nguyên nhân làm bùng nổ liên tiếp nhiều cuộc đấu tranh chống Hà Lan.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p3

Cuộc đấu tranh chống Hà Lan của nhân dân Inđônêxia

Trong các thế kỉ XVII – XIX đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa

-    Cuộc khởi nghĩa Xurapati nổ ra vào cuối thế kỉ XVII. Xurapati bị bắt bán làm nô lệ ở Batavia; sau đó đi lính cho V. o. c và làm sĩ quan. Lục đầu, ông họp tác với tiểu vương Maratam đánh bại quân Hà Lan, mở rộng vùng giải phóng ở đây, về sau, bị bọn phong kiến phản động cấu kết với Hà Lan tấn côngquân khởi nghĩa. Tháng 10/1706, Xurapati bị thương trong chiến đấu rồi hi sinh. Ba ngưởi con của Xurapati tiếp lục cuộc đấu tranh chống Hà Lan đến năm 1767.

-    Cuộc bạo động của Hoa Kiều: Năm 1760, số Hoa Kiều sống ở Giacácta lên tới 60.000 người, có thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh khiến cho thực dân Hà Lan lo sợ và tìm cách hạn chế. Họ bắt Hoa Kiều phải đóng tiền để có “giấy phép nhập cảnh”, “giấy phép cư trú”, không được bán thức ăn nước uống dọc đường… Ai vi phạm các quy định trên bị trục xuất đưa về nước, hoặc bị bán làm nô lệ, cu li ở Xâylan (nay là Xirianca)… Bị áp bức, Hoa Kiều nhiều lần nổi dậy phản kháng (như bỏ trốn, chống lại binh lính…). Ngày 9/10/1749, Hoa Kiều khởi nghĩa, tấn công vào các trại lính, pháo đài của Hà Lan. Nghĩa quân cũng liên kết với nhân dân Inđônêxia nổi dậy đấu tranh ở Xêmarany, Xurabaya, Maratam… Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 2

Trong các thế kỉ XVII – XVIII, thực dân Hà Lan tăng cưởng xâm chiếm Inđônêxia, song cũng không đánh chiếm được quần đảo này má cởn phải cạnh tranh với Anh.

Sau khi Công ty Đông Ấn của Hà Lan giải tán, Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia. Lúc này, Hà Lan phải chuẩn bị đối phó với sự cạnh tranh của tư bản Anh đang tìm cách mở rộng thuộc địa ở châu Á.

Vì vậy, Tổng đốc Hà Lan ở Inđônêxia, Đanđên, đã xây đựng nhiều công trình phởng thủ để chống lại sự tấn công của quân Anh, như đắp con đưởng dài l000 km từ Đôngsang Tây ởđảo Giava, xây dựng nhiều pháo dài kiên cốởBatavia, Xurabủya, Xômarang. Những công trình này đởi hỏi biết bao xương máu của nhân dân.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p2

Quân Anh đổ bộ lên Inđônêxia, đánh chiếm Batavia, chính quyền thực dân Hà Lan đầu hàng, trao quyền thống trị cho Anh.

Trong 4 năm (1811 – 1815), Toàn quyền Anh, tìm cách củng cố sự thống trị của Anh ở Inđônêxia, gạt dần thế lực của Hà Lan, thu phục các lãnh chúa phong kiến làm tay sai. Rápphôn tước đoạt toàn bộ số ruộng đất của nông dân, biến thành sở hữu của Nhà nước, trên thực tế số ruộng đất này thuộc quyền chiếm hữu của thực dân Anh. Nông dân bị biến thành tá điền, phải nộp tô từ 1/5 đến 1/2 số hoa lợi (nộp bằng tiền hay bằng gạo). Sự độc quyển buôn bán, các trạm thu thuế nội địa bị xóa bỏ. Các tư bản tư nhân ngưởi Âu, kể cả ngưởi Ân Độ, Trung Quốc, được phép mua đất, lập đồn điền, trồng các loại cây hương liệu để xuất khẩu. Vì vậy, ở Inđônêxia cách bóc lột kiểu phong kiến kết hợp với kiểu bóc lột tư bản chủ nghĩa làm cho nhân dân càng nghèo khổ hơn. Tuy nhiên, chính sách cai trị của thực dân Anh, về khách quan, cũng kích thích sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Inđônêxia: quan hộ hàng hóa – tiền tệ phát triển, sản phẩm nông nghiệp tăng lên, thị trưởng nông sản mỏ rộng, buôn bán tấp nập (số thuyền buôn nước ngoài đến Giava trong 4 năm (1811 – 1815) tăng 10 lần).

Năm 1815, chiến tranh Napôlêông ởchâu Âu kết thúc, Anh trả Inđônêxia cho Hà Lan, nhằm củng cố lực lượng ngưởi bạn đồng minh của mình trên lục địa châu Âu, song vẫn tìm cách khống chế Hà Lan về mặt kinh tế. Trước nguy cơ bị cácnước tư bản mạnh hơn (Anh, Mĩ) cạnh tranh buôn bán ởInđônêxia, Hà Lan củng cố sự thống trị của mình bằng phương pháp bóc lột thuộc địa theo lối cũ, tuy có sửa đổi chút ít cho phù hợp với tình hình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX – Phần 1

Vào nửa đẩu thế kí XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược một số nước ở châu Á, để hoàn thành việc chiếm đóng. Các dân tộc châu Á đã vùng dậy đấu tranh để bảo vệ tổ quốc và giành lại độc lập, tiêu biểu là một số nước mà chúng ta sẽ tìm hiểu về sự xâm lược của thực dân phương Tây và những cuộc đấu tranh chống xám lược vào đầu thế kỉ XIX.

Các nước châu Á là một mục tiêu quan trọng trong việc xâm lược của thực dân châu Âu từ khá sớm. Tùy là lục địa đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, quê hương của những nền văn minh lớn trên thế giới, nhân dân có truyền thống đấu tranh chống áp bức, nhưng đến thởi điểm này, chế độ phong kiến ở châu Á đã suy yếu và khủng hoảng, giai cấp cầm quyền không có khả năng tổ chức cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Chúng ta tìm hiểu một số nước tiêu biểu.

Các nước Châu Á nửa đầu XIX-p1

I. INĐÔNÊXIA

1. Việc mở rộng xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Hà Lan ở Giava (lnđồnêxia)

Inđônêxia, với trên 3000 hởn đảo, giàu tài nguyên, đông dân (đầu thế kỉ XVII có khoảng 4 triệu ngưởi), song trình độ xã hội phát triển không đều ở các tộc ngưởi, các địa phương. Trong khi ở đảo Giava, quan hệ san xuất phong kiến đã phát triển đạt trình đô cao thì ở đảo Xulavềdi, Kalimantan, Xumatơra cởn có những bộ tộc đang sống trong giai đoạn sơ khai. Đất nước Inđônêxia lại bi phân tán về chính trị với nhiều vương quốc Hồi giáothưởng xung đột vũ trang với nhau.

Đầu thế kỉ XVI, trong cuộc xâm nhập các nước châu Á, thực dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm cách xây dựng các thương điếm trên các đảo của Inđônêxia. Năm 1512, Bồ Đào Nha xây dựng thương điếm trên đảo Amboa ở Mêluku sau khi đánh chiếm Malắcca (1511) và đã vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của nhân dân địa phương. Cuối cùng, Bồ Đào Nha cũngchiếm độc quyền mua bán hương liệu, rồi tiến hành chinh phục, buôn bán nô lệ. Nhưng ngay từ đầu thương nhân Bồ Đào Nhađối phó với sự cạnh tranh của Tây Ban Nha. Năm 1521, trạm buôn bán trên đảo Tiđo và dần dần mở rộng thế lực. Cuộc tranh giành quyền lực của Bổ Đào Nha và Tây Ban Nha ở InĐô kéo dài hơn nửa thế kỉ. Cuối cùng, ngưởi Bồ Đào Nha phải thưởng cho ngưởi Tây Ba Nha một số vùng và thực dân Tây Ban Nha chuyển sang hoạt động ở vùng Philíppin. Song ngưởi Bồ Đào Nha chỉ kiếm lởi ở Inđômà không lo đầu tư, xây dựng nên thế lực của ho suy yếu dần. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (6)

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ thống trị thuộc địa do chính phủ trực tiếp nắm giữ đã hoàn toàn thay thế cho hoạt động của các công ti thương mại. Các chính phủ phương Tây không chỉ nắm quyền kinh tế mà cả quân sự, chính trị một vùng, một nước; đẩy mạnh quá trình xâm lược các nước Á, Phi, Mì Latinh làm thuộc địa. Nổi bật trong việc chiếm thuộc địa là thực dân Anh, và Pháp. Chúng chia nhau xâm chiếm, thống trị hầu hết các nước ở phương Đông, gây ra xung đột về thuộc địa rồi tìm cách nhân nhượng với nhau để giữ quyềnlợi thực dân.

Như vậy, trong gần bốn thế kỉ, từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã hoàn thành việc xâm lược, chi phối nền độc lập của hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Sử dụng vũ lực là chủ yếu, kết hợp với nhiều thủ đoạn đe doạ, mua chuộc, thực dân phương Tây dã đặt ách đô hộ của chúng ở phương Đông, biến vua quan phong kiên thành tay sai của chúng. Các nước phương Đông đã từ chế độ phong kiến (với các hình thức và trình độ khác nhau) hoặc cởn ở giai đoạn tiền phong kiến đã dần dần trở thành nước thuộc dịa nửa phong kiến.

Sự thống trị, bóc lột của thực dân Âu, Mĩ gây ra nhiều biến chuyển sâu sắc trong xã hội các nước phương Đông, dẫn tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Trên cơ sở kiến thức đã học và tìm hiểu thêm, trình bày về những thànhtựu kinh tế, văn hoá, chế độ xã hội của các nước phương Đông trước kẻ xâm lược (liên hệ với tình hình Việt Nam thởi kì này). Điều này là cơ sởbác bỏ luận điểm phản khoa học cho rằng, các nước phương Đông lạc hậu không phát triển, đang mong chở “sự khai hoá” của những nước văn minh tiến bộ ở phương Tây.

các nước Á, Phi, Mĩ latinh

Chính sách thuộc địa và hậu quả của nó đã ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội – lịch sử của các nước phương Đông rất to lớn. Chính sách khai thác thuộc địa của bọn thực dân phương Tây có nhiều hình thức khác (từ lập thương điếm đến các thuộc địa) tuỳ theo các giai đoạn lịch sử và đặc điểm yêu cầu của mỗi nước tư bản, song có những điểm giống nhau. Cần tập trung khai thác các điểm này:

+ Chiếm thuộc địa.

+ Bóc lột, thống trị.

+ Ngăn cản “sự phát triển lịch sử tự nhiên” của các nước phương Đông. Tuy nhiên, về khách quan, thực dân phương Tây cũng có tác động nhất định đến sự phát triển của các nước thuộc địa (mở mang đưởng sá, phát triển kinh tế…). Cần phân tích để hiểu “sự phát triển khách quan” này có phải là do ý đồ, thiện chí của bọn thực dân hay là “ngoài ý muốn chủ quan của chúng”?

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân sôi nổi, song thất bại. Nguyên nhân ở đâu? Trách nhiệm của chính quyển phong kiến dối với việc mất nước vào tay thực dân?

(END)

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/06/khai-quat-ve-tinh-hinh-cac-nuoc-phi-mi_10.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (5)

Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập, trước tiên là thông qua việc buôn bán không bình đẳng. Trong buổi đầu của chủ nghĩa thực dân ở phương Đông, các công ti thương mại là công cụ chủ yếu, có hiệu quả trong việc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Các công ti Đông Âu của Hà Lan, Pháp, Anh, do các thương nhân lập ra, đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ mỗi nước, hoạt động khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước phương Đông.

Chúng vơ vét tài nguyên, của cải của các nước bị chiếm với nhiều thủ đoạn tàn bạo để cung cấp cho nhu cầu phát triển của chính quốc như cưỡng bức trồng trọt để cung cấp cho thị trường mua giá rẻ, nộp thuế… Các công ti tư bản chủ nghĩa này đã duy trì các hình thức bóc lột phong kiến, nắm giữ độc quyền buồn bán trong và ngoài nước thuộc địa và thu những món lãi lớn. Hình thức cai trị của chúng là lập các thương điếmcó quân đội và đặc quyền chính trị để mở rộng độc quyền hoạt động kinh tế.

Sự cạnh tranh của các nước tư bản thực dân phương Tây trong việc độc quyền cướp bóc các thuộc địa ởchâu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh dẫn tới những cuộc chiến tranh đẫm máu và lần lượt thay nhau giữ quyền thống trị.

Mĩ latinh trước khi phương Tây xâm lược5

Vào thế kỉXVI – XVII, bọn thực dân Anh, Pháp, Bổ Đào Nha, Tay Ban Nha. Hà Lan… chiếm một vùng đất nhỏ các nước Đòng Nam Á, Ân Độ… làm nơi đê thu mua, buôn bán hàng hóa. Về sau, khi thế lực kinh tế của chúng đã lớn mạnh, chúng lập các đội vũ trang, chiếm đoạt cơ sờ thương mại và biến thành căn cứ xâm lược biến nướe đó thành thuộc địa. Vì vậy, thương điếm được xem là hình thức thuộc địa đầu tiên của thực dân phương Tây  tại các nước châu Á.

Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh, rồi lan rộng sang các nước tư bản Âu, Mĩ khác, làm thay đổi hình thức và yêu cầu thống trị thuộc địa. Các nước này tranh nhau xâm chiếm các quốc gia Á, Phi làm thuộc địa để cướp đoạt nguycn vột liệu, thuê mướn nhân công rẻ mạt và tiêu thụ hàng hoá. Hình thức bóc lột của thời kì các công ti thương mại không còn thích hợp nữa mà phải thay đổi. Chính phủ các nước tư bản đã trực tiếp nắm quyền thống trị về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự nên hạn chế, đi tới xoá bỏ hoạt động của các công ti và tập trung quyền lực vào tay các nhà tư sản công nghiệp dần dẩn nắm giữ chính qưyền. Chúng đẩy mạnh tốc độ xâm chiếm thuộc địa, trực tiếp thông trị để phục vụ cho việc mở mang công, thương nghiệp. Trên các châu lục Á, Phi không còn có nơi nào mà bọn thực dân Âu – Mĩ không đặt chân đến, kể cả vùng sa mạc châu Phi, các vùng núi cao hiểm trở châu Á.

(Còn tiếp)


Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (3)

Tình hình xã hội bi đát, nạn mù chữ trầm trọng (95% dân số không biếtchữ, đến năm 1930 ở Inđônêxia chỉ có 6,5% người dân biết chữ và 800 sinh viên trong số dân 70 triệu người…). Sự phân hóa giàu, nghèo rất sậu sắc; su cách biệt về đời sống giữa người giàu và nghèo ờ các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sẽ quy định thái độ chính trị khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp này đối với kẻ thù, tình hình đất nước.

Quá trình xâm lược thuộc địa của các nước tư bản (trước thê kỉ XIX)

Vào buổi đầu thời cận đại, thuộc địa của các nước châu Âu, châu Á và châu Phi chưa nhiều lắm. Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha là nước châu Âu đầu tiên có thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Nước này ‘đã chiếm một số vùng dọc bờ biển châu Phi, vùng vịnh Ba Tư, Đông Nam Á. Cùng trong thời gian này, Tây Ban Nha làm chủ vùng Tây bán cầu. Sau khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha suy yếu, Anh, Hà Lan và Pháp đã nắm giữ hầu hết các thuộc địa của hai nước này.

Mĩ latinh trước khi phương Tây xâm lược3

Đến giữa thế kỉ XVII, các nước thực dân châu Âu đã chiếm một số cứ điểm ở Ẩn Độ làm thương điếm. Bồ Đào Nha chiếm Goa và một số điểm khác ở vùng biển phía tây nam. Hà Lan nắm giữ Xâylan (nay là Xri Lanca) và vùng phía nam Mã Lai. Bồ Đào Nha chiếm Áo Môn của Trung Quốc.

Thuộc địa của thực dân châu Âu rộng lớn nhất lúc bấy giờ là các vùng ở Philippin và Inđônêxia.

Thế kỉ XIV — XV, một phần quần đảo Philippin lệ thuộc vào triều đình Inđônêxia. Năm 1521, nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Magienlan, trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã đến Philippin và bị giết chết. Đến nửa sau thế kỉ XVI, năm 1571 Tây Ban Nha chiếm Philippin làm thuộc địa và xây dựng thành phố Manila.

Inđônêxia là nước đầu tiên ở châu Á bị xâm chiếm. Bồ Đào Nha chiếm Malacca năm 1511.

Cuối thế kỉ XVI, Inđônêxia là đối tượng xâm chiếm của Hà Lan. Năm 1595, Hà Lan lập thương điếm đầu tiên và cạnh tranh với người Bồ Đào Nha ởlnđônêxia.

Đến giữa thế kỉ XVI, tuy mới làm chủ được một vùng không lớn  Inđônêxia, song Hà Lan thực sự đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước này cho đến khi Bồ Đào Nha phải rút bỏ.

Sự xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu ở châu Phi cũngdiễn ra sớm như ở châuÁ. Những năm 80 của thế kỉ XV, Bồ Đào Nha đã chiếm dược Cônggô và tiếp đó là Ănggôla. Từ đầu thế ki XVII, thực dân Anh Pháp Hà Lan đua nhau kéo đến châu Phi. Năm 1618, Anh xây dựng pháo đài đầu tiên ở Dămbia, củng cố thế lực ở vùng Gana. Năm 1637, Pháp xây dựng pháo đài ở vừng cửa sông Xênêgan, năm 1652, Hà Lan thành lập thuộc địa ờ vùngMũi (Nam Phi).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (4)

Dù đã có một vài thuộc địa ở châu Á, châu Phi, nhưng vào buổi đầu của thời cận đại, thực dân châu Âu chưa có ảnh hưởng lớn đến vùng này. Song việc thực dân châu Âu xuất hiện cũng dẫn tới một số hệ quả nhất định: con đường buôn bán Đông – Tây bằng đường bộ giảm dần ý nghía, việc buôn bán theo đường biển nằm độc quyền trong tay của thương nhân châu Âu.

Cuối thế kỉ XVII và trong thế kỉ XVIII, thực dân châu Âu đẩy mạnh . việc thực hiện âm mưu xâm lược các nước châu Á, Phi và khu vực Trung, Nam Mĩ.

Ở châu Á, các nước thực dân tranh nhau xâm chiếm vùng đất rộng lớn giàu có này. Sau những cuộc xung đột, Anh đã hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ và các nước lân cận. Inđônêxia trở thành thuộc địa riêng của Hà Lan. Các nước khác ở Đông Nam Á cũng là mục tiêu nhòm ngó của thực dân phương Tây.

Ở châu Phi, thực dân Pháp tìm cách thực hiện kế hoạch xâm lược các nước Tuynidi, Marốc, Angiêri. Ở Nam Phi và Tây Phi, thế lực của thực dân Anh đã vươn mạnh đến và nuôi tham vọng làm chủ cả vùng này. Tất cả các nước tư bản thực dân châu Âu đều có kế hoạch mở rộng việc xâm lược vùng sâu trong lục địa châu Phi.

Mĩ latinh trước khi phương Tây xâm lược4

Nhìn chung, các nước châu Á, châu Phi từ những quốc gia phong kiến độc lập, hay những cộng đồng người trong giai đoạn tiền phong kiến, dần dần trở thành những nước thuộc địa và phụ thuộc.

Chúng ta cũng nhận thấy trách nhiệm của giai cấp thống trị ở các nước Á, Phi lúc bấy giờ và sau này trong việc để đất nước rơi vào tay thực dân. Sựhèn nhát của giai cấp phong kiến, từ chống cự yếu ớt đi tới nhượng bộ, đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, đã dẫn đến việc mất nước; từ không tất yếu trở thành tất yếu. Ngược lại, ngay từ lúc thực dân phương Tây mới xâm lược, nhân dân các nước phương Đông đã vùng lên đâu tranh mạnh mẽ chống bọn thực dân. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc giải phóng dân tộc gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng cuối cùng đã thắng lợi. Cho nên trách nhiệm của giai cấpthống trị ở các nước phương Đông, khi bị xâm chiếm làm thuộc địa, là đã biến việc mất nước không phải là diều tất yếu trở thành tất yếu.

Hình thức bóc lột, thống trị của chế độ thuộc địa

Nhìn chung việc cướp đoạt của bọn thực dân đối với những thuộc địa rất tàn khốc. Có nhiều hình thức, tiêu biểu là sự bóc lột của thực dân Hà Lan ở Inđônêxia; việc săn bắt, buôn bấn người da đen từ châu Phi sang châu Mĩ để làm nô lệ đồn điền; việc duy trì sự bóc lột phong kiến chồng lên sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Chỉ riêng vùng Tây Phi và thung lũng Cônggô trong vòng 3  thế kỉ XVI, XVII. XVIII đã có khoảng 30 triệu người da đen bị bán sang châu Mĩ, làm huỷ hoại nền kinh tế – xã hội của khu vực này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (1)

Lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ khi thế giới bước vào thời cận đại sau Cách mạng Hà Lan 1566 – chủ yếu là lịch sử đấu tranh chống giai cấp phong kiến trong và ngoàinước, rồi cuộc dấu tranh chống lại tư bản thực dân xâm lược và tay sai dể báo vệTổ quốc và giải phóng dân tộc. Đồngthời trong các nước này cũng diễn ra nhiều chuyển biến sâu sắc về mặt kinh tế – xã hội. Trước khi đi sâu vào lịch sử một số nước, chúng ta tìm hiểu khái quát:

- Tinh hình các nước Á, Phi, MT Latinh trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

- Chế độthống tri của các nước thực dân và hệ quả của nó đối với các nước thuộc địa.

các nước Á, Phi, Mĩ latinh

Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ đầu thê kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Từ sau thế kỉ XV, nhiều nước ở Đông Nam Á đều là các quốc gia phong kiến phát triển, lớn mạnh, nhất là Việt Nam, Inđônêxia, Xiêm (nay là Thái Lan), Miến Điện (nay là Mianma)… Các quốc gia này có những quan hệ nhất định với nhau và quan hệ khá chặt chẽ với Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhất là từ thòi nhà Minh, Thanh, luôn luôn tìm cách xâm lược và đô hộ các nước Đông Nam Á. Chúng đã vấp phải những thất bại nạng nề, như ở Việt Nam, chiến thắng của Quang Trung đã đánh tan âm mưu xâm chiếm và thống trị của Mãn Thanh. Tuy nhiên do chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu nên ngày càng đi sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế – xã hội.

Trong tình hình như vậy, các nước tư bản phương Tây, trước nhất là các thương nhân sau khi tìm ra đường biển sang phương Đông đã lần lượtđến vùng Đông Nam Á. Từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo bọn thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược biến các nước Đông Nam Á nói riêng, cũng như phương Đông nói chung, thành thuộc địa.

Do anh hưởng, tác động của chư nghĩa tư bản, tình hình kinh tế – xã hội của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh có nhiều thay đổi.

Trước hết, về kinh tế, sản xuất thủ công nghiệp phường hội cổ truyền đã dần dần xuất hiện những mầm mong tư bản chủ nghĩa còn yếu ớt<0 rồi được thay thế bằng công nghiệp tư bản chủ nghĩa, do thực dân Âu – Mĩ du nhập vào sự phát triển nội tại của các nước này. Các nước, vốn trước kia “đóng cửa”, nay đã gắn chặt với thị trường thế giới, thúc đẩy, mở rộng quan hệ nhiều mặt với bên ngoài, từ đó các giai cấp, tầng lớp xã hội mới nảysinh. Đó là tầng lớp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân, ngày càng có vai trò trong xã hội, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (2)

Sự xâm chiếm, thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở các thuộc địa có nhiều hình thức, mức độ khác nhau, nhưng bản chất, mục tiêu không thay đổi – sự bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa chồng lên quan hệ phong kiến cũ nhằm chiếm thị trường, cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt.

Các nước Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên, nhiều nguyên liệu chiếm tỉ lệ lớn trên thế giới – 80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ 73% dầu dừa, 46% hạt tiêu và nhiều mặt hàng khác như đường, cà phê chè, ca cao, gỗ, khoáng sản (nhất là thiếc). Vì vậy mà thực dân châu Âu đã tràn đến Đông Nam Á từ đầu thế kỉ XVI, trước hết là thu mua, cưỡng đoạt các loại gia vị để buôn bán lấy lãi lớn, rồi chiếm đất, cai trị.

Ngoài khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc là một miếng mồi béo bở – tài nguyên phong phú, dân đông, trở thành thị trường lí tưởng. Các nước tư bản phương Táy cũng sớm nhòm ngó Trung Quốc, song vì là nước quá lớn,không yếu nên không một nước tư bản nào độc chiếm được mà phải cùng nhau xâu xé.

Mĩ latinh trước khi phương Tây xâm lược

Khu vực Mĩ Latinh cũng không kém phần giàu có, hấp dẫn nhất là các mỏ vàng, bạc. Thương nhân phương Tây cướp đoạt vàng bạc ở đây không chỉ chởvê nước đê tích lũy tư bản mà còn đến để mua đồ sứ, tơ lụa Trung Hoa, hương hiệu Đông Nam Á để thu lấy lợi nhuận cao.

Sự du nhập của chủ nghĩa tư bản từ phương Tây vào các nước Á, Phi, Mĩ Latinh cũng làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở đây, song quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa ở các nước thuộc địa không phá vỡ quan hệ phong kiến mà còn duy trì nó và tạo ra những lực lượng xã hội mới kinh doanh theo phương thức mới làm nảy sinh các khuynh hướng tư tưởng, mục tiêu chính trị khác trước.

Tuy nhiên, tùy theo từng nước tư bản thực dân mà phương thức bóc lột khác nhau, tùy theo từng nước thuộc địa, phụ thuộc mà tác đông của chủ nghĩa thực dân cũng khác nhau. Chúng ta không đi sâu vào từng nước mà rút ra nhũng nét chung, khái quát: ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (nửa thuộc địa) quan hộ phong kiến được duy trì, kết hợp chặt chẽ với chế độ thực dân, kinh tế vẫn trong tinh trạng lạc hậu, kém phát triển, song những lực lượng xã hội đã mới ra đời, các giai cấp cơ bản của xã hội cũ đã phân hóa, biến đổi… Có thể minh họa cho những biếnchuyển này bằng một số sự kiện chủ yếu sau đây: Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản phương Tây làm cho nhân dân các nước thuộc địa, phục thuộc càng thêm khốn khổ, và mọi tài nguyên, sản phẩm lao động đều bị xuất khẩu. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai