Điều ước Nam Kinh là điểu ước bất bình đẳng đầu tiên mà Trung Quốc kí với nước ngoài, thể hiện chính sách đầu hàng của chính phù Mãn Thanh với tư bản phương Tây. Điều ước Nam Kinh mở đầu quá trình biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Sau điều ước Nam Kinh, chính phủ Trung Quốc lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản khác: Hiệp ước Vọng Hạ (7/1844) với Mĩ, Hiệp ước Hoàng Phố (10/1844) với Pháp, rồi với Bỉ, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Na Uy. Các điều ước này bước đầu đáp ứng yêu cầu xâm chiếm Trung Quốc của bọn thực dân tư bản phương Tây và cũng biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc
Sau chiến thắng của Anh đối với Mãn Thanh, các nước thực dân Âu, Mi đua nhau xâuxé Trung Quốc, vì không một nước tư bản nào đủ sức xâm chiếm, thống trị đất nước có diện tích gần 10 triệu km2 và đông dân nhất thế giới. Chúng chia nhau xây dựng những vùng tô giới, khu vực ảnh hưởng, các cơ sở công nghiệp ở Trung Quốc (ở Thượng Hải có tô giới của Anh, Pháp, Mĩ…; ở Quảng Châu, Anh lập xưởng đóng tàu; ở Thượng Hải, Mĩ có xưởng sửa chữa tàu…). Những tô giới được triều đinh Mãn Thanh công nhận là vùng đất riêng của bọn thực dân Âu – Mĩ, là cứ điểm để chúng tiếp tục xâm lượcTrung Quốc.
Bọn thực dân lại ép Chính phủ Trung Quốc phải hạ thuế nhập khẩu (thuê nhập khẩu thuốc phiện từ 24% giảm cởn 5%, các loại vải từ 50% cởn 12%…). Do đó, số thuốc phiện nhập vào Trung Quốc tăng (năm 1843 là 33.508 hởm, gấp 1,5 lần năm 1839, năm 1850 là 52927 hòm). Nhũng điều này làm cho thu nhập của Trung Quốc giảm: số bạc trắng Trung Quốc chạy ra nước ngoài ngày càng nhiều, hàng hóa nội địa – chủ yếu là vải – bị bópchết… Đời sống nhân dân vốn đã cơ cực càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn xà hôi càng thêm gay gắt, chủ yếu giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Những cuộc khởi nghĩa chống phong kiến không ngừng nổ ra. Trong những năm 1841 – 1849 có 110 cuộc khỏi nghĩa của người Hán và các dân tộc ít người, như Tạng Miêu… Phần lớn các cuộc khởi nghĩa đều do các hội kín tổ chức, lãnh đạo như hội Tam điểm, hội Thiên địa… Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là những địa phương bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ. Phần đông nông dân tập hợp dưới ngọn cở tôn giáo để chống triều đình Mãn Thanh, bọn địa chủ.
(Còn tiếp)