Quá trình xâm lược Ấn Độ của Anh

Sự xâm lược của Anh ở Ấn Độ

      London thứ 6 ngày 22 tháng 7 năm 1853.

      Quyền thống trị của nước Anh đã được thành lập ở Ấn Độ như thế nào? Một quốc gia trong đó không những tín đồ Hồi giáo với tín đồ Ấn Độ giáo đứng riêng rẽ nhau, mà bộ lạc này với bộ lạc khác, chủng tính này với chủng tính khác cũng đứng riêng rẽ nhau, một xã hội mà kết cấu của nó xây dựng trên một thế quân bình, đã sinh ra bởi sự chèn ép lẫn nhau ởkhắp mọi nơi và sự cô lập của mọi phần tử trong xã hội ấy; một quốc gia như thế và một xã hội như thế chẳng đã là một miếng mồi ngon được định sẵn cho bọn xâm lược hay sao? Dù cho chúng ta không biết một tí gì lịch sử đã qua của Hindoustan, chẳng lẽ cái sự thật lớn lao không thể tranh cãi được đó cũng không tồn tại hay sao? Sự thật đó là: ngày nay ấn Độ còn đang bị nô dịch bởi một quân đội được nuôi nấng bằng tiền của Ấn Độ bỏ ra và do Anh lợi dụng.

      … Họ (ngườiBritains) đã phá vỡ công xã của địa phương, huỷ hoại nền công nghiệp của địa phương, tiêu trừ mọi cái vĩ đại và cao cả của xã hội địa phương, do đó đã phá hoại nền văn minh Ấn Độ. Trên những trang lịch sử thống trị ấn Độ của họ, ngoài sự phá hoại ra, hầu như không còn nói đến cái gì khác nữa. Công việc xây dựng lại hầu như chưa nhô ra khỏi đám hoang tàn ấy

xâm lược Ấn Độ của Anh

Vai trò phá hoại của nền thống trị Anh ở Ấn Độ

      Mác đã tả lại với một sự chú ý rất tỉ mỉ đồng thời có phân biệt thời kì đầu tiên là thời kì độc quyền của Công ti Đông Ấn cho đến năm 1843, với thời kì sau này là thời kì chấm dứt độc quyền đó và là thời kì sản phẩm của chủ nghĩa tư bản công nghiệp tràn vào ấn Độ và hoàn thành sự nghiệp của nó.

      Trong thời kì đầu, những sự phá hoại đầu tiên trước hết là do việc cưỡng đoạt to lớn và trực tiếp của công ti gây ra. Thứ hai là do không chăm sóc công trình thuỷ lợi và các công trình phục vụ lợi ích công cộng. Những việc này là do các chính phủ trước đây phụ trách nhưng ngày nay thì bị bỏ bể. Thứ ba là do việc du nhập chế độ ruộng đất của Anh, chế độ tư hữu ruộng đất cùng với quyền bán và nhượng lại, và toàn bộ hình luật Anh. Thứ tư, là do việc cấm trực tiếp hoặc đánh thuế nặng những sản phẩm của Ấn Độ xuất khẩu sang Anh trước đây và cả sau này sang châu Âu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại