Sau khi giành được độc lập và thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì, giai cấp tư sản và những người cầm đầu chính phủ Mĩ đã có kế hoạch bành trướng sang các nước láng giềng phía nam và gạt dần ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ở khu vực này (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Đức…).
Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mĩ Mơnrô nêu lên chủ trương của Mĩ đối với khu vực MT Latinh: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, chủ trương này nhằm “chống sự xâm nhập của tư bản châu Âu”. Thực chất đây là âm mưu bành trướng của đế quốc Mĩ đến vùng ở gần mình và những nơi khác đã bị các tư bản châu Âu đã chiếm trước. Chủ trương này được gọi là “chủ nghĩa Mơnrô” (hay còn gọi là “Học thuyết Mơnrô”).
Hai năm sau, năm 1825, mượn cớ giúp nhândânPuéctô Ricô thoát khỏi ách thống trị Tây Ban Nha, Mĩ đem quân chiếm đảo này. Cũng năm đó, Mĩ buộc Côlômbia cho mình được quyền thông thương qua eo đất Panama
Tổng thống Mơnrô chính thức tuyên bố: “Lục địa châu Mỹ lựachọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc Châu Âu nào nữa”. Lời tuyên bố này nhằm che đậy ý đồ bành trướng của Mĩ ở khu vực “sân sau” của mình.
Năm 1846, Mỹ đã được nhiều quyền ưu tiên về buôn bánqua eo Panama, đặt đường xe lửa qua Panama.
Năm 1845, Mỹ đánh chiếm Mêhicovà sáp nhập hơn một nửa lãnh thổ nước này và biến thành một bang của Hoa Kì. Cũng trong thờikì này, Mỹliên tiếp tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang để xâm nhập sâu vào các lĩnh vực khácở khu vực Mĩ Latinh.
Để nắm chặt các nước láng giềng phía Nam, Mĩ tìm cách “hợp pháp hoá” độc quyền của mình ở vùng đất này. Năm 1889, giương cao ngọn cở “hợp tác” và “thân thiện”, Chính phủ Mĩ tổ chức “Hội nghị toàn châu Phi” đầu tiên ở Oasinhtơn, một “Cơ quan thương mại của các nước châu Mĩ” dưới sự khống chế của Mĩ ra đời. Năm 1909, cơ quan này chuyển thành tổ chức “Liên minh toàn châu MT” phụ thuộc vào Mĩ.
Năm 1898, cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha nổ ra, đây là cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên. Dưới danh nghĩa “giúp Cuba thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha”, Mĩ biến Cuba thành thuộc địa của mình, dù vẫn giữ là “nước cộng hoà độc lập”. Sau đó, Mĩ lại sáp nhập Puectô Ricô vào lãnh thổ của mình và biến thành một tĩnh của Hoa Kì.
Năm 1903, Mĩ giúp đỡ các phần tử phản động ở Panama tiến hành đảo chính tách Panama ra khỏi Côlômbia và thành lập nước “Cộng hoà Panama”. Nước cộng hoà này đã kí hiệp ước nhường cho Mĩ được đào con kênh nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc theo kênh. Năm 1914, Mĩ đào xong kênh đào Panama, đẩy mạnh quyền bá chủ của mình không chỉ ở khu vực Mĩ Latinh mà mở rộng ra biển Đông.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, khi thoát khỏi ách thống trị hàng thế kỉ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các quốc gia độc lập ở khu vực MT Latinh lần lượt được thành lập, song nguy cơ xâm lược mới lại xuất hiện ở ngay bên cạnh. Đó là sự bành trướng của đế quốc Mĩ. Từ đầu thế kỉ XIX, Mỹ liên tục tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang để chiếm đóng, khống chế các nước Mĩ Latinh.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới cận đại