Đồng thời với việc bình định quân sự, thực dân Anh lo củng cố bộ máy thống trị, bóc lột. Chung lợi dụng sự khác biệt giữa các dân tộc, chia rẽ về đẳng cấp, tôn giáo để duy trì sự tồn tại của nhiều vương quốc riêng rẽ nhằm thực hiện chính sách “chia để trị”. Chúng lập và củng cố bộ máy cai trị, do bọn phong kiến tay sai nắm giữ, để thống trị, bóc lột nhân dân ấn Độ.
Về kinh tế – xã hội, năm 1793, một đạo luật mới về thu thuế ở Bengan được ban hành. Theo đó, số thuế nộp được quy định tương đối cố định và giao cho quý tộc địa phương thu, nhưng chúng thưởng thu cao hơn nhiều. Nhân dân không nộp đủ thuế sẽ bị tịch thu ruộng đất hoặc mất quyền lĩnh canh.
Đầu thế kỉ XIX, do công nghiệp ở Anh phát triển, đặc biệt ngành dệt, nên Anh cần nhiều nguyên vật liệu của An Độ, cũng như của các thuộc địa khác. Vì vây, năm 1813, Nghị viện Anh thông qua đạo luật bác bỏ độc quyền buôn bán của Công ti Đông Ấn. Do đó, hàng xuất khẩu từ Anh sang Ấn Độ tăng nhiều lần, riêng sợi kéo bằng máy từ 1818 – 1836 đã tăng hơn 5.000 lần số lượng vải bằng sợi của Anh đưa sang Ấn Độ 1819 – 1835 tăng từ 1 triệu yard (1 yard = 0,914m) lên 41 triệu đã tăng hơn 5.000 lần. Việc nhập hàng công nghiệp giá rẻ của Anh đã bóp chết thủ công nghiệp truyền thống Ấn Độ. Thợ thủ công thất nghiệp, đi làm thuê cho địa chủ phong kiến và bị bóc lột nặng. Từ 1827 – 1837, thành phố Đaca – trung tâm dệt trước đây – dân số giảm từ 150.000 xuống cởn 130.000 người. Nhiều ngành công nghiệp mới manh nha hình thành ở ấn Độ, như đóng tàu, khai mỏ theo phương thức thủ công nhưng không cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp Anh và bị suy yếulà chế độ “Chế đô Damincla vĩnh viễn”. Theo quy định mới, nông dân bị mất quyển thừa kế ruộng đất, bị bóc lột bằng thuê cao nộp cho thực dân Anh và các thứ lao dịch khác. Năm 1X22, thực dân Anh lại áp dụng “chế độ Daminđa tạm thời”; theo đó, cứ 25 – 30 năm số thuế phải nộp lại thay đổi, nhằm tăng số thu nhập của chúng. Ờ miền Nam Âi Độ, chê độ Raiốtvari” được thi hành, thực dân Anh trực tiếp thu thuế của nôngdân cày cấy ruộng đất của mình. Mặt khác, việc phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thuộc địa Ấn Độ cũng làm nảy sinh tổng lớp tư sản mại bản mà quyền lợi gắn với thực dân Anh. Một bộ phận tư sán dân tộc đã hình thành, song non yếu về thế lực kinh tê và chính trị. Nạn đói liên tiếp xảy ra; trong nửa đầu thế kỉ XIX có 7 nạn đói lớn làm khoáng 1.500.000 người chết, trong khi đó số tiền thuế tăng từ 42000 bảng năm 1800- 1801 lên 15.600.000 bảng năm 1857 – 1858.
(Còn tiếp)
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi can dai