Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (5)

Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập, trước tiên là thông qua việc buôn bán không bình đẳng. Trong buổi đầu của chủ nghĩa thực dân ở phương Đông, các công ti thương mại là công cụ chủ yếu, có hiệu quả trong việc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Các công ti Đông Âu của Hà Lan, Pháp, Anh, do các thương nhân lập ra, đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ mỗi nước, hoạt động khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước phương Đông.

Chúng vơ vét tài nguyên, của cải của các nước bị chiếm với nhiều thủ đoạn tàn bạo để cung cấp cho nhu cầu phát triển của chính quốc như cưỡng bức trồng trọt để cung cấp cho thị trường mua giá rẻ, nộp thuế… Các công ti tư bản chủ nghĩa này đã duy trì các hình thức bóc lột phong kiến, nắm giữ độc quyền buồn bán trong và ngoài nước thuộc địa và thu những món lãi lớn. Hình thức cai trị của chúng là lập các thương điếmcó quân đội và đặc quyền chính trị để mở rộng độc quyền hoạt động kinh tế.

Sự cạnh tranh của các nước tư bản thực dân phương Tây trong việc độc quyền cướp bóc các thuộc địa ởchâu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh dẫn tới những cuộc chiến tranh đẫm máu và lần lượt thay nhau giữ quyền thống trị.

Mĩ latinh trước khi phương Tây xâm lược5

Vào thế kỉXVI – XVII, bọn thực dân Anh, Pháp, Bổ Đào Nha, Tay Ban Nha. Hà Lan… chiếm một vùng đất nhỏ các nước Đòng Nam Á, Ân Độ… làm nơi đê thu mua, buôn bán hàng hóa. Về sau, khi thế lực kinh tế của chúng đã lớn mạnh, chúng lập các đội vũ trang, chiếm đoạt cơ sờ thương mại và biến thành căn cứ xâm lược biến nướe đó thành thuộc địa. Vì vậy, thương điếm được xem là hình thức thuộc địa đầu tiên của thực dân phương Tây  tại các nước châu Á.

Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh, rồi lan rộng sang các nước tư bản Âu, Mĩ khác, làm thay đổi hình thức và yêu cầu thống trị thuộc địa. Các nước này tranh nhau xâm chiếm các quốc gia Á, Phi làm thuộc địa để cướp đoạt nguycn vột liệu, thuê mướn nhân công rẻ mạt và tiêu thụ hàng hoá. Hình thức bóc lột của thời kì các công ti thương mại không còn thích hợp nữa mà phải thay đổi. Chính phủ các nước tư bản đã trực tiếp nắm quyền thống trị về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự nên hạn chế, đi tới xoá bỏ hoạt động của các công ti và tập trung quyền lực vào tay các nhà tư sản công nghiệp dần dẩn nắm giữ chính qưyền. Chúng đẩy mạnh tốc độ xâm chiếm thuộc địa, trực tiếp thông trị để phục vụ cho việc mở mang công, thương nghiệp. Trên các châu lục Á, Phi không còn có nơi nào mà bọn thực dân Âu – Mĩ không đặt chân đến, kể cả vùng sa mạc châu Phi, các vùng núi cao hiểm trở châu Á.

(Còn tiếp)