Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
Từ đầu thế kí XIX, dưới sự thống trị của thực dân Anh, nhân dân Ấn Độ đã vùng lên đấu tranh.
Trước hết là cuộc khởi nghĩa ở Rôhinhân thuộc miền Bắc. Cảnh sát Anh dã đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân không chịu nộp thuế cho chính quyền địa phương. Khoảng 10.000 người có vũ trang tấn công các đồn cảnh sát và quân đội người bản xứ. Thực dân Anh phải điều những đội quân thưởng trực mạnh đến đàn áp và dập tắt cuộc khởi nghĩa.
Cuộc đấu tranh của nông dân Oritxa chống việc tăng thuế trở thành một cuộc khởi nghĩa kéo dài trong những năm 1817 – 1818.
Năm 1818, để đẩy mạnh việc xâm chiếm An Độ, thực dân Anh xây dựng một đội quân hơn 120.000 người, trong đó chỉ có 12.000 lính Anh, cởn lại là binh lính người bản xứ gọi là Xipay. Đến năm 1849, công cuộc bình định quân sự của Anh ở Ấn Độ căn bản đã hoàn thành; song mâu thuẫn giữa chúng và nhân dân Ấn Độ lại càng gay gắt, làm bùng nổ liên tiếp nhiều cuộc đấu tranh, nổi bật là Cuộc khởi nghĩa 1857 -1859.
Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa này là lởng căm thù của nhân dân Ấn Độ đối với bọn cướp nước. Ngởi nổ của cuộc khởi nghĩa là cuộc nổi dậy của quân lính Xipay ở Bengan, rồi nhânh chóng lan rộng khắp nước. Các đơn vị Xipay gồm những người của nhiều dân tộc, tín đồ các tôn giáo, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau – từ các quý tộc địa chủ lớp dưới đến thành viên công xã nông thôn. Với những mức độ khác nhau, Xipay đều bị mất ruộng đất vào tay bọn cho vay nặng lãi và các quan chức trong bộ máy thống trị của thực dân Anh. Ngoài ra, họ còn phải đi đánh nhau ở nước ngoài (Ápganixtăng, Iran, Miến Điện (Mianma, Trung Quốc). Họ bị sĩ quan Anh khinh miệt, buộc phải làm một số việc trái với những điểu cấm kị của tôn giáo.
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa là việc sĩ quan Anh bắt những người Xipay dùng răng bóc giấy có tam mỡ bở hoặc mỡ lợn bọc ngoài đạn pháo. Việc này đã xúc phạm đến tục lệ của người ấn Độ giáo kiêng không ăn thịt bở và những người Hổi giáo không ăn thịt lợn. Những binh lính Xipay không tuấn theo lệnh của sĩ quan Anh bị bắt bỏ tù.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ngày 10/5/1857 trung đoàn Xipay, đóng ở Mirút, cách không xa Đêli, đã nổi dậy chống quân Anh. Với sự tham gia của thị dân lớp dưới, nông dân các cùng lân cận thành phố, binh lính đã giết chết sĩ quan Anh, bắt giam các quan chức, đốt phá các cơ quan hành chính, nhà thở, trại lính Anh và giải thoát cho nhiều người bị giam trong ngục. Sau đó, quân khởi nghĩa tiến về Đêli vào sáng 11/5 và làm chủ thành phố. Quân lính Ấn Độ và dân chúng ở Đêli mởcửa nghênh đón nghĩa quân. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trong, cổ vũ lòng tin của nhân dân cả nước.
(Còn tiếp)