Sự xâm chiếm, thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở các thuộc địa có nhiều hình thức, mức độ khác nhau, nhưng bản chất, mục tiêu không thay đổi – sự bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa chồng lên quan hệ phong kiến cũ nhằm chiếm thị trường, cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt.
Các nước Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên, nhiều nguyên liệu chiếm tỉ lệ lớn trên thế giới – 80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ 73% dầu dừa, 46% hạt tiêu và nhiều mặt hàng khác như đường, cà phê chè, ca cao, gỗ, khoáng sản (nhất là thiếc). Vì vậy mà thực dân châu Âu đã tràn đến Đông Nam Á từ đầu thế kỉ XVI, trước hết là thu mua, cưỡng đoạt các loại gia vị để buôn bán lấy lãi lớn, rồi chiếm đất, cai trị.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc là một miếng mồi béo bở – tài nguyên phong phú, dân đông, trở thành thị trường lí tưởng. Các nước tư bản phương Táy cũng sớm nhòm ngó Trung Quốc, song vì là nước quá lớn,không yếu nên không một nước tư bản nào độc chiếm được mà phải cùng nhau xâu xé.
Khu vực Mĩ Latinh cũng không kém phần giàu có, hấp dẫn nhất là các mỏ vàng, bạc. Thương nhân phương Tây cướp đoạt vàng bạc ở đây không chỉ chởvê nước đê tích lũy tư bản mà còn đến để mua đồ sứ, tơ lụa Trung Hoa, hương hiệu Đông Nam Á để thu lấy lợi nhuận cao.
Sự du nhập của chủ nghĩa tư bản từ phương Tây vào các nước Á, Phi, Mĩ Latinh cũng làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở đây, song quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa ở các nước thuộc địa không phá vỡ quan hệ phong kiến mà còn duy trì nó và tạo ra những lực lượng xã hội mới kinh doanh theo phương thức mới làm nảy sinh các khuynh hướng tư tưởng, mục tiêu chính trị khác trước.
Tuy nhiên, tùy theo từng nước tư bản thực dân mà phương thức bóc lột khác nhau, tùy theo từng nước thuộc địa, phụ thuộc mà tác đông của chủ nghĩa thực dân cũng khác nhau. Chúng ta không đi sâu vào từng nước mà rút ra nhũng nét chung, khái quát: ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (nửa thuộc địa) quan hộ phong kiến được duy trì, kết hợp chặt chẽ với chế độ thực dân, kinh tế vẫn trong tinh trạng lạc hậu, kém phát triển, song những lực lượng xã hội đã mới ra đời, các giai cấp cơ bản của xã hội cũ đã phân hóa, biến đổi… Có thể minh họa cho những biếnchuyển này bằng một số sự kiện chủ yếu sau đây: Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản phương Tây làm cho nhân dân các nước thuộc địa, phục thuộc càng thêm khốn khổ, và mọi tài nguyên, sản phẩm lao động đều bị xuất khẩu.
(Còn tiếp)
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi can dai