Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô (1825 – 1830)
Pangerang Đipônêgôrô (1785 – 1855) xuất thân trong một gia đình quý tộc, con trai của Suntan Giôgiacácta, tín đồ Hổi giáo. Thởi niên thiếu, Đipônêgôrô đã tỏ rõ thái độ căm thù đối với bọn xâm lược Hà Lan. Lớn lên ông mơ ước khôi phục và xây dựng lại vương triều Môjôpahit hùng mạnh.
/Ông đã tập hợp được lực lượng phong kiến quý tộc trong cả nước. Để mua chuộc ông và lừa dối nhan dân Giôgiacácta, thực dân Hà Lan có ý định chọn Đipônêgôrồ kế vị ngôi vua. Ông kiên quyết từ chối và tìm con đưởng đấu tranh cứu nước. Khi vua cha mất, thực dân Hà Lan mượn cớ mẹ của Đipônêgôrô không phải xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nên chọn người em trai khác họ của ông, vốn thuộc dòng quý tộc, lên ngôi vua. Chúng còn tìm cách dụ dỗ ôngvề Giôgiacácta sống, để chúng dễ kiếm soát.
Ngày 20 tháng 7 năm 1825, Đipônêgôrô phát độngcuộc khởi nghĩa chống Hà Lan ở một nơi cách Giôgiacácta llkm. Khi lời kêu gọi khởi nghĩa lan ra, lập tức 70 lãnh chúa và khoảng 6 vạn nhân dân từ khắp nơi trên đảo Giava và các đảo khác của Inđônêxia hưởng ứng nhiệt liệt và nổi dạy đấu tranh. Trung tâm cuộc khởi nghĩa ở Kêđu và Xếmarang. Nghĩa quân bao vây quân địch ở nhiều nơi, trong đó có Maghêlang – thủ phủ của Kêđu. Tháng 7/1825, nghĩa quân của Đipônêgôrô nhiều lần tấn công vào khu trung tâm của Kêdu và Xêmarang, đánh chiếm nhiều nơi khác như Kalibabec, Balac, Paracan.
Thực dân Hà Lan một mặt tăng cưởng lực lượng quân sự để đàn áp, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc các lãnh chúa phong kiến, hứa hẹn trả cho họ những quyền lợi cũ. Vì vậy, nhiều lãnh chúa rởi bỏ hàng ngũ nghĩa quân, phản bội phong trào đấu tranh. Đipônêgôrô vẫn kiên quyết chiến đâu, đẩy mạnh đấu tranh. Tháng 9/1825, một trận đánh lớn diễn ra ở gần bang Kaligiênkinh giữa nghĩa quân Đipônêgôrô và quân Hà Lan, nghĩa quân đã kiểm soát được Kêđu.
Cùng với cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô, một cuộc đấu tranh chống Hà Lan, do lãnh chúa Xêrang lãnh đạo, cũng nổ ra và lan rộng cả một vùng thuộc vương quốc Xuracácta, kiểm soát các con đưởng Xêmarang – Xôhô và Xêmaran – Giôgiacácta. Đipônêgôrô phối hợp đấu tranh với lãnh chúa Xêrang để cùng nhau giải phóng cả đất nước Inđônêxia.
(Còn tiếp)