Tình trạng buôn bán lô lệ Châu Phi trong thế kỉ XV – thế kỉ XIX

     Tình trạng phát triển không đều của các nước châu Phi thể hiện như sau: Ai Cập, Libya, Angrcri, Tuynidi, Marốc là những quốc gia phong kiến ở nhiều trình độ khác nhau. Vùng ven Địa Trung Hải và theo lưu vực sông Nil của Ai Cập, công thương nghiệp khá phát triển, có những thành phố lớn, như Alêcxăngdria, Cairô.

     Nhiều nước cònở thời kì chiếm hữu nô lệở một số bộ tộc như Bantu, ở Nam Phi còn ở xã hội nguyên thuỷ với những giai  cấp bán nô lệ diễn ra với nhiều thủ đoạn, biện pháp rất dã man. Người da đen bắt đem ra chợ để mua bán, rổi bị lùa xuống các tàu chở sang châu Âu. Trong vòng 4 thế kỉ (thế kỉ XV – thế kỉ XIX), việc buôn bán nô lệ phát đạt. Vào cuối thế kỉ XV, hàng năm số ngườichâu Phi bị đưa bán đến các nơi làm nô lệ khoảng 5.000 người. Con số này ngày càng tăng hơn trong các thế kỷ XVI – XVIII, trong thời gian này, thực dân châu Âu đẩy nhanh việc khai thác ở châu Mĩ mà sức lao động ở đây lại thiếu vì ngườiIndian bị giết hại nhiều. Do đó, nhân công từ châu Phi đưa sang là một nhu cầu cấp thiết. Hơn nữa việc buôn bán nô lệ đem lại những món lời lớn. Trong vòng 4 thế kỉ (thế kỉ XV – thế kỉ XIX có khoảng 60 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang bán làm nô lệ ở châu Mỹ.

buôn bán lô lệ Châu Phi

     Khu vực săn bắt và buôn bán nô lệ da đen diễn ra chủ yếu từ bờ biển Xênêgan đến duyên hải Ănggôla ở Tây Phi. Việc mua bán lô lệ trong giai đoạn đầu do người Bồ Đào Nha nắm giữ, sau khi thế lực Bồ Đào Nha ở châu Phi suy yếu, việc buôn bán nô lệ chuyển dần sang tay Hà Lan, Anh, Pháp… rồi Anh chiếm ưu thế. Đến năm 1770, một nửa số nô lệ từ châu Phi sang châu Mĩ do tàu thuyền Anh vận chuyển: hàng năm gần 50.000 người (Pháp hàng năm chở được 30.000 và Bồ Đào Nha – khoảng 10.000).

     Số nô lệ từ châu Phi sang đến châu Mĩ chỉ còn sống được 1/2 sau khi tới nơi và bắt đầu một cuộc sống vô vàn khổ cực ở các đồn điền, hầm mỏ.

     Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, việc mua bán nô lệ bị bãi bỏ.

     Xâm chiếm châu Phi, thực dân Âu, Mĩ ra sức cướp đoạt tài nguyên, ruộng đất, sử dụng nhân công rẻ mạt là những nông dân bị đuổi khỏi đất đai của mình. Chúng còn phá huỷ nền văn hoá lâu đời của châu Phi – một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Tốc độ xâm chiếm làm thuộc địa của bọn thực dân phương Tây diễn ra rất mạnh: vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX mới có 10,8% đất đai bị chiếm, nhưng đến đầu thế ki XX con số tăng lên 90,4%. Hầu như toàn bộ châu Phi trở thành thuộc địa, chịu sự thống trị của thực dân phương Tây. Hậu quả là châu lục này trở nên kém phát triển,đời sống nhândân rất cơ cực. Nhândân châu Phi không chịu khuất phục, liên tục nổi dậy đấu tranh chống ách thực dân, nổi bật là phong trào yêu nước của nhândânAngiêri, Ai Cập.