Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (1)

Lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ khi thế giới bước vào thời cận đại sau Cách mạng Hà Lan 1566 – chủ yếu là lịch sử đấu tranh chống giai cấp phong kiến trong và ngoàinước, rồi cuộc dấu tranh chống lại tư bản thực dân xâm lược và tay sai dể báo vệTổ quốc và giải phóng dân tộc. Đồngthời trong các nước này cũng diễn ra nhiều chuyển biến sâu sắc về mặt kinh tế – xã hội. Trước khi đi sâu vào lịch sử một số nước, chúng ta tìm hiểu khái quát:

- Tinh hình các nước Á, Phi, MT Latinh trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

- Chế độthống tri của các nước thực dân và hệ quả của nó đối với các nước thuộc địa.

các nước Á, Phi, Mĩ latinh

Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ đầu thê kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Từ sau thế kỉ XV, nhiều nước ở Đông Nam Á đều là các quốc gia phong kiến phát triển, lớn mạnh, nhất là Việt Nam, Inđônêxia, Xiêm (nay là Thái Lan), Miến Điện (nay là Mianma)… Các quốc gia này có những quan hệ nhất định với nhau và quan hệ khá chặt chẽ với Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhất là từ thòi nhà Minh, Thanh, luôn luôn tìm cách xâm lược và đô hộ các nước Đông Nam Á. Chúng đã vấp phải những thất bại nạng nề, như ở Việt Nam, chiến thắng của Quang Trung đã đánh tan âm mưu xâm chiếm và thống trị của Mãn Thanh. Tuy nhiên do chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu nên ngày càng đi sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế – xã hội.

Trong tình hình như vậy, các nước tư bản phương Tây, trước nhất là các thương nhân sau khi tìm ra đường biển sang phương Đông đã lần lượtđến vùng Đông Nam Á. Từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo bọn thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược biến các nước Đông Nam Á nói riêng, cũng như phương Đông nói chung, thành thuộc địa.

Do anh hưởng, tác động của chư nghĩa tư bản, tình hình kinh tế – xã hội của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh có nhiều thay đổi.

Trước hết, về kinh tế, sản xuất thủ công nghiệp phường hội cổ truyền đã dần dần xuất hiện những mầm mong tư bản chủ nghĩa còn yếu ớt<0 rồi được thay thế bằng công nghiệp tư bản chủ nghĩa, do thực dân Âu – Mĩ du nhập vào sự phát triển nội tại của các nước này. Các nước, vốn trước kia “đóng cửa”, nay đã gắn chặt với thị trường thế giới, thúc đẩy, mở rộng quan hệ nhiều mặt với bên ngoài, từ đó các giai cấp, tầng lớp xã hội mới nảysinh. Đó là tầng lớp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân, ngày càng có vai trò trong xã hội, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại