Trong các thế kỉ XVII – XVIII, thực dân Hà Lan tăng cưởng xâm chiếm Inđônêxia, song cũng không đánh chiếm được quần đảo này má cởn phải cạnh tranh với Anh.
Sau khi Công ty Đông Ấn của Hà Lan giải tán, Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia. Lúc này, Hà Lan phải chuẩn bị đối phó với sự cạnh tranh của tư bản Anh đang tìm cách mở rộng thuộc địa ở châu Á.
Vì vậy, Tổng đốc Hà Lan ở Inđônêxia, Đanđên, đã xây đựng nhiều công trình phởng thủ để chống lại sự tấn công của quân Anh, như đắp con đưởng dài l000 km từ Đôngsang Tây ởđảo Giava, xây dựng nhiều pháo dài kiên cốởBatavia, Xurabủya, Xômarang. Những công trình này đởi hỏi biết bao xương máu của nhân dân.
Quân Anh đổ bộ lên Inđônêxia, đánh chiếm Batavia, chính quyền thực dân Hà Lan đầu hàng, trao quyền thống trị cho Anh.
Trong 4 năm (1811 – 1815), Toàn quyền Anh, tìm cách củng cố sự thống trị của Anh ở Inđônêxia, gạt dần thế lực của Hà Lan, thu phục các lãnh chúa phong kiến làm tay sai. Rápphôn tước đoạt toàn bộ số ruộng đất của nông dân, biến thành sở hữu của Nhà nước, trên thực tế số ruộng đất này thuộc quyền chiếm hữu của thực dân Anh. Nông dân bị biến thành tá điền, phải nộp tô từ 1/5 đến 1/2 số hoa lợi (nộp bằng tiền hay bằng gạo). Sự độc quyển buôn bán, các trạm thu thuế nội địa bị xóa bỏ. Các tư bản tư nhân ngưởi Âu, kể cả ngưởi Ân Độ, Trung Quốc, được phép mua đất, lập đồn điền, trồng các loại cây hương liệu để xuất khẩu. Vì vậy, ở Inđônêxia cách bóc lột kiểu phong kiến kết hợp với kiểu bóc lột tư bản chủ nghĩa làm cho nhân dân càng nghèo khổ hơn. Tuy nhiên, chính sách cai trị của thực dân Anh, về khách quan, cũng kích thích sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Inđônêxia: quan hộ hàng hóa – tiền tệ phát triển, sản phẩm nông nghiệp tăng lên, thị trưởng nông sản mỏ rộng, buôn bán tấp nập (số thuyền buôn nước ngoài đến Giava trong 4 năm (1811 – 1815) tăng 10 lần).
Năm 1815, chiến tranh Napôlêông ởchâu Âu kết thúc, Anh trả Inđônêxia cho Hà Lan, nhằm củng cố lực lượng ngưởi bạn đồng minh của mình trên lục địa châu Âu, song vẫn tìm cách khống chế Hà Lan về mặt kinh tế. Trước nguy cơ bị cácnước tư bản mạnh hơn (Anh, Mĩ) cạnh tranh buôn bán ởInđônêxia, Hà Lan củng cố sự thống trị của mình bằng phương pháp bóc lột thuộc địa theo lối cũ, tuy có sửa đổi chút ít cho phù hợp với tình hình.
(Còn tiếp)
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới cận đại