Năm 1830, để thu lãi nhiều hơn, Chính phủ Hà. Lan thực hiện “Chế độ cưỡng bức trồng trọt”.Theo chính sách này, Chính phủ chủ trương đưa những loại cây mới của nước ngoài, thích hợp với điều kiện tự nhiên của Inđônêxia về trồng ở nước này để thu lợi nhuận cao hơn. Thay cho việc nộp thuế ruộng đất, nông dân Inđônêxia, chủ yếu ở Giava, buộc phải dành 1/5 đất đai của mình (trên thực tế đến 1/2 hay 2/3 diện tích) để trồng các loại cây nộp cho Chính phủ làm hàng xuất nhập khẩu (mía, cà phê, thuốc lá…).
Chế độ cưỡng bức trồng trọt”còn quy định nông dân phải làm lao dịch 66 ngày (nhưng thưởng trên 200 ngày). Họ phải đóng nhiểu khoản phụ thu cho chính quyền các cấp, dịa chủ, quan lại. Thực dân Hà Lan cho giai cấp phong kiến nhiều quyền lợi (khôi phục tước hiệu cũ, quyền thế tập, được sử dụng vĩnh viễn đất đai…). Do vậy, “Chế độ cưỡng bức trồng trọt” làm chậm quá trình vỡ của quan hệ phong kiến trong nông thôn Inđônêxia và cũng đem lại cho thực dân Hà Lan những khoán thu nhập lớn. Từ 1830 – 1870, thực dân Hà Lan thu được món lợi bằng số thư nhập của V. O. c trong 200 năm thống trị.
Sự thống trị của Hà Lan trong các thế kỉ XVII – XIX làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân ngày càngkhổ cực. Đây là nguyên nhân làm bùng nổ liên tiếp nhiều cuộc đấu tranh chống Hà Lan.
Cuộc đấu tranh chống Hà Lan của nhân dân Inđônêxia
Trong các thế kỉ XVII – XIX đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa
- Cuộc khởi nghĩa Xurapati nổ ra vào cuối thế kỉ XVII. Xurapati bị bắt bán làm nô lệ ở Batavia; sau đó đi lính cho V. o. c và làm sĩ quan. Lục đầu, ông họp tác với tiểu vương Maratam đánh bại quân Hà Lan, mở rộng vùng giải phóng ở đây, về sau, bị bọn phong kiến phản động cấu kết với Hà Lan tấn côngquân khởi nghĩa. Tháng 10/1706, Xurapati bị thương trong chiến đấu rồi hi sinh. Ba ngưởi con của Xurapati tiếp lục cuộc đấu tranh chống Hà Lan đến năm 1767.
- Cuộc bạo động của Hoa Kiều: Năm 1760, số Hoa Kiều sống ở Giacácta lên tới 60.000 người, có thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh khiến cho thực dân Hà Lan lo sợ và tìm cách hạn chế. Họ bắt Hoa Kiều phải đóng tiền để có “giấy phép nhập cảnh”, “giấy phép cư trú”, không được bán thức ăn nước uống dọc đường… Ai vi phạm các quy định trên bị trục xuất đưa về nước, hoặc bị bán làm nô lệ, cu li ở Xâylan (nay là Xirianca)… Bị áp bức, Hoa Kiều nhiều lần nổi dậy phản kháng (như bỏ trốn, chống lại binh lính…). Ngày 9/10/1749, Hoa Kiều khởi nghĩa, tấn công vào các trại lính, pháo đài của Hà Lan. Nghĩa quân cũng liên kết với nhân dân Inđônêxia nổi dậy đấu tranh ở Xêmarany, Xurabaya, Maratam… Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu.
(Còn tiếp)
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi can dai