Khái quát về tình hình các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước khi bị tư bảnphương Tây xâm lược và đô hộ (6)

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ thống trị thuộc địa do chính phủ trực tiếp nắm giữ đã hoàn toàn thay thế cho hoạt động của các công ti thương mại. Các chính phủ phương Tây không chỉ nắm quyền kinh tế mà cả quân sự, chính trị một vùng, một nước; đẩy mạnh quá trình xâm lược các nước Á, Phi, Mì Latinh làm thuộc địa. Nổi bật trong việc chiếm thuộc địa là thực dân Anh, và Pháp. Chúng chia nhau xâm chiếm, thống trị hầu hết các nước ở phương Đông, gây ra xung đột về thuộc địa rồi tìm cách nhân nhượng với nhau để giữ quyềnlợi thực dân.

Như vậy, trong gần bốn thế kỉ, từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã hoàn thành việc xâm lược, chi phối nền độc lập của hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Sử dụng vũ lực là chủ yếu, kết hợp với nhiều thủ đoạn đe doạ, mua chuộc, thực dân phương Tây dã đặt ách đô hộ của chúng ở phương Đông, biến vua quan phong kiên thành tay sai của chúng. Các nước phương Đông đã từ chế độ phong kiến (với các hình thức và trình độ khác nhau) hoặc cởn ở giai đoạn tiền phong kiến đã dần dần trở thành nước thuộc dịa nửa phong kiến.

Sự thống trị, bóc lột của thực dân Âu, Mĩ gây ra nhiều biến chuyển sâu sắc trong xã hội các nước phương Đông, dẫn tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Trên cơ sở kiến thức đã học và tìm hiểu thêm, trình bày về những thànhtựu kinh tế, văn hoá, chế độ xã hội của các nước phương Đông trước kẻ xâm lược (liên hệ với tình hình Việt Nam thởi kì này). Điều này là cơ sởbác bỏ luận điểm phản khoa học cho rằng, các nước phương Đông lạc hậu không phát triển, đang mong chở “sự khai hoá” của những nước văn minh tiến bộ ở phương Tây.

các nước Á, Phi, Mĩ latinh

Chính sách thuộc địa và hậu quả của nó đã ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội – lịch sử của các nước phương Đông rất to lớn. Chính sách khai thác thuộc địa của bọn thực dân phương Tây có nhiều hình thức khác (từ lập thương điếm đến các thuộc địa) tuỳ theo các giai đoạn lịch sử và đặc điểm yêu cầu của mỗi nước tư bản, song có những điểm giống nhau. Cần tập trung khai thác các điểm này:

+ Chiếm thuộc địa.

+ Bóc lột, thống trị.

+ Ngăn cản “sự phát triển lịch sử tự nhiên” của các nước phương Đông. Tuy nhiên, về khách quan, thực dân phương Tây cũng có tác động nhất định đến sự phát triển của các nước thuộc địa (mở mang đưởng sá, phát triển kinh tế…). Cần phân tích để hiểu “sự phát triển khách quan” này có phải là do ý đồ, thiện chí của bọn thực dân hay là “ngoài ý muốn chủ quan của chúng”?

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân sôi nổi, song thất bại. Nguyên nhân ở đâu? Trách nhiệm của chính quyển phong kiến dối với việc mất nước vào tay thực dân?

(END)

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/06/khai-quat-ve-tinh-hinh-cac-nuoc-phi-mi_10.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại