Buôn bán nô lệ ở châu Phi đầu thời kì lịch sử cận đại

     Từ đầu thế kỉ XVI việc buồn bán nô lệ đã trở thành một nhân tố chủ yếu của lịch sử châu Phi và nhândân châu Phi.

Người ta có thể chia lịch sử buôn bán nô lệ ở châu Phi làm ba giai đoạn.

1. Giai doạn thứ nhất là giai đoạn việc buôn bán nô lệ được bọn cướp thực hiện. Bọn lái buôn, bọn phiêu lưu, bọn nhân viên hàng hải hoặc chỉ là bọn cướp từ châu Âu đến do sáng kiến riêng và tự dân thấn vào việc săn bắt người da đen (trong những trường hợp riêng rẽ và một số trường hợp có hệ thống) không có sự tham gia hoặc chỉ có sự đồng ý ngầm của nhà cầm quyền nước họ. Chính dưới hình thức đó mà việc buôn bán nô lệ bắt đầu từ thế kỉ XV kéo dài cho tới thời kì phát triển của nó, nghĩa là vào những năm 80 của thế kỉ XVI.

Buôn bán nô lệ ở châu Phi

2. Từ những năm 80 của thế kỉ XVI, vớiviệc xuất hiện những công ti dộc quyền, việc buôn bán nô lệ bắt đẩu giai đoạn thứ hai – giai đoạn phát triển tới đỉnh cao nhất, trong đó việc buôn bán nô lệ trở thành một hoạt động nửa hợp pháp, được các chính phủ và vua chúa thừa nhận cho giai cấp tư sản ở các nước văn minh thực hiện. Những phương pháp cổ lỗ và thô bạo của bọn cướp và tội phạm hay nửa tội phạm đã nhường chỗ cho một hệ thống cướp bóc có tổ chức chuẩn bị, được quân đội thường trực thực hiện và trong đó đã xây dựng cả một mạng lưới các trung tâm buôn bán nô lệ, các công sự quân sự để đẩy mạnh mọi công việc và bảo vệ độc quyền buôn bán nô lệ. Phạm vi khu vực săn bắt nô lệ được mở rộng: những đạo quân được cử đến không những ở khắp vùng duyên hải Thượng và Hạ Ghinê mà còn đi sâu vào giữa lục địa, ngay cả đến một vài vùng của miền liền phía đông để cạnh tranh với những thương gia Arập.

     Bọn thương nhân và bọn phiêu lưu thu được những món lợi nhuận to lớn. Ở bở biển châu Phi chúng mua một người da đen chừng 7, 10 hay 100 phơrăng nhưng bán lại ở châu Mĩ từ 1000 đến 2000 phơrăng.

     Những triệu chứng của sự kém sút trong việc buôn bán nô lệ xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XVIII.

     Cuộc cách mạng Pháp và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ tạo ra một động lực mới cho phong trào giải phóng nô lệ nhưng mặt khác, việc đưa công nhân trồng bông vào các bang miền nam của Bắc Mĩ càng làm cho việc buôn bán nô lệ thêm sầm uất, làm chậm lại quá trình đi xuống đã được bắt đầu của việc buôn bán nô lệ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Ximôn Bôliva, chiến sĩ vĩ đại của khu vực Mĩ Latinh

     Ông là một trong những lãnh tụ, người cổ vũ và là nhà tư tưởng lớn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Trong suốt cuộc chiến tranh (1810 – 1826), Bôliva không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Điều mong ước của chúng ta là sự thống nhất của Nam Mĩ”. Trong đại hội ở Agostura, khi mà toàn bộ lãnh thổ được giải phóng của Venezuela mới chỉ đóng khung trong một “khoanh đất” nhỏ, Bôliva sẽ tiến tới vùng Potosí huyền thoại ở đất nước Pêru xa xôi.

     Và ông đã tiến tới sau khi kêu gọi các dân tộc vùng lên, đấu tranh giải phóng và biến tình đoàn kết thành vũ khí sắc bén chống quân thù. Kết quả là Bôliva đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ cửa sông Orenoco đến biên giới Áchentina. Thuộc địa cuối cùng do quân đội Bôliva giải phóng được người dân ở đó đặt tên là nước Cộng hoà Bolivia để ghi nhớ công ơn của “Người giải phóng”. Ông đã được tặng danh hiệu cao quý đó ngay khi còn sống.

     Ximôn Bôliva là người yêu nưóc nhiệt thành của châu Mĩ nhưng đồng thời là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Những người tình nguyên từ nhiều nước gồm hơn 5.000 binh lính và sĩ quan đã chiến đấu dưới ngọn cờ của ông. Trong số đó có cả những người Nga tình nguyện đã để lại niềm vinh quang đời đời trong nhiều trận chiến đấu. Mặc dù Bôliva chiến đấu chống lại chế độ thuộc địa Tây Ban Nha, ông rất kính trọng nhân dân Tây Ban Nha.

chiến sĩ vĩ đại của khu vực Mĩ Latinh

     Những người lãnh đạo phong trào giải phóng không những phải giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp mà còn phải giải quyết vấn đề xã hội. Đầu họ không ngờ rằng những vấn đề xã hội đó lại gay gắt đến như vậy. Vấn đề nô lệ da đen, vấn đề ruộng đất, mối quan hệ với giáo hội (giới tu sĩ người Tây Ban Nha), cơ cấu nhà nước của các thuộc địa cũ, việc thành lập những đội quân giải phóng… rất nhiều vấn đề làm những người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng phải quan tâm.

     Ximôn Bôliva là một chính khách và là nhà hoạt động quân sự có chí hướng, bền bỉ vượt mọi khó khăn. Những thất bại đã tôi luyện ông, ông phấn tích những thất bại đó, rút ra những kết luận, cố gắng không gặp lại những sai lầm đã mắc phải, tiếp tục chiến đấu với một niềm tin tuyệt đối là những người yêu nước nhất định sẽ chiến thắng và giành được độc lập.

     Trong những trận chiến đấu dai dẳng và ác liệt với quân đội Tây Ban Nha, Bôliva đã liên tiếp giành thắng lợi, hoàn thành chuyến vượt núi (Anđét) lịch sử, giải phóng Bôgôta và sau đó là Caracat. Dưới sự lãnh đạo của ông, Venezuela và Nueva Grenada hợp nhất thành nước Cộng hoà thống nhất Đại Columbia. Nước Êcuador được quân đội Bôliva giải phóng sau đó cũng gia nhập Đại Columbia. Như vậy dưới sự lãnh đạo của Bôliva, cho đến năm 1824 năm nước khu vực Mĩ Latinh đã được giải phóng và giành độc lập đó là Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru và Bôlivia…

     Tấm gương của các chiến sĩ ưu tú thời quá khứ của Ximôn Bôliva, của các bạn chiến đấu của ông, của tất cả những ai đã và đang chiến đấu anh dũng vì hạnh phúc của nhândân, đã cổ vũ các lực lượng yêu nước ở các nước châu Mĩ Latinh vùng lên lật đổ các chế độ đẫm máu Batista ở Cuba và Xômôxa ởNicaragoa. Tên tuổi của những người anh hùng đó đã vượt ra xa khỏi ranh giới của châu Mĩ Latinh, họ là những vĩ nhân nổi tiếng và được kính trọng trên khắp thế giới.


Quá trình xâm lược Ấn Độ của Anh

Sự xâm lược của Anh ở Ấn Độ

      London thứ 6 ngày 22 tháng 7 năm 1853.

      Quyền thống trị của nước Anh đã được thành lập ở Ấn Độ như thế nào? Một quốc gia trong đó không những tín đồ Hồi giáo với tín đồ Ấn Độ giáo đứng riêng rẽ nhau, mà bộ lạc này với bộ lạc khác, chủng tính này với chủng tính khác cũng đứng riêng rẽ nhau, một xã hội mà kết cấu của nó xây dựng trên một thế quân bình, đã sinh ra bởi sự chèn ép lẫn nhau ởkhắp mọi nơi và sự cô lập của mọi phần tử trong xã hội ấy; một quốc gia như thế và một xã hội như thế chẳng đã là một miếng mồi ngon được định sẵn cho bọn xâm lược hay sao? Dù cho chúng ta không biết một tí gì lịch sử đã qua của Hindoustan, chẳng lẽ cái sự thật lớn lao không thể tranh cãi được đó cũng không tồn tại hay sao? Sự thật đó là: ngày nay ấn Độ còn đang bị nô dịch bởi một quân đội được nuôi nấng bằng tiền của Ấn Độ bỏ ra và do Anh lợi dụng.

      … Họ (ngườiBritains) đã phá vỡ công xã của địa phương, huỷ hoại nền công nghiệp của địa phương, tiêu trừ mọi cái vĩ đại và cao cả của xã hội địa phương, do đó đã phá hoại nền văn minh Ấn Độ. Trên những trang lịch sử thống trị ấn Độ của họ, ngoài sự phá hoại ra, hầu như không còn nói đến cái gì khác nữa. Công việc xây dựng lại hầu như chưa nhô ra khỏi đám hoang tàn ấy

xâm lược Ấn Độ của Anh

Vai trò phá hoại của nền thống trị Anh ở Ấn Độ

      Mác đã tả lại với một sự chú ý rất tỉ mỉ đồng thời có phân biệt thời kì đầu tiên là thời kì độc quyền của Công ti Đông Ấn cho đến năm 1843, với thời kì sau này là thời kì chấm dứt độc quyền đó và là thời kì sản phẩm của chủ nghĩa tư bản công nghiệp tràn vào ấn Độ và hoàn thành sự nghiệp của nó.

      Trong thời kì đầu, những sự phá hoại đầu tiên trước hết là do việc cưỡng đoạt to lớn và trực tiếp của công ti gây ra. Thứ hai là do không chăm sóc công trình thuỷ lợi và các công trình phục vụ lợi ích công cộng. Những việc này là do các chính phủ trước đây phụ trách nhưng ngày nay thì bị bỏ bể. Thứ ba là do việc du nhập chế độ ruộng đất của Anh, chế độ tư hữu ruộng đất cùng với quyền bán và nhượng lại, và toàn bộ hình luật Anh. Thứ tư, là do việc cấm trực tiếp hoặc đánh thuế nặng những sản phẩm của Ấn Độ xuất khẩu sang Anh trước đây và cả sau này sang châu Âu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Những cuộc kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

Hai tính chất của cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 ở Ấn Độ

    Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 có hai tính chất. Một mặt nó chứng tỏ sức mạnh ngầm của sự phản kháng trong quần chúng và sự lung lay của nền thống trị đế quốc chủ nghĩa. Nhưng mặt khác, do những nét bao trùm và do hướng đi của nó, cuộc khởi nghĩa ấy biểu hiện sự phản kháng của các lực lượng già cỗi, bảo thủ và phong kiến của bọn vua chúa bị phế truất, nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của chúng trước nguy cơ sụp đổ. Vì cuộc khởi nghĩa đã đi theo hướng phản động nên nó không được sự ủng hộ đầy đủ của quần chúng và đã thất bại. Tuy nhiên, ngay trong những điều kiện đó, cuộc khởi nghĩa ấy cũng nói lên sự bất mãn sâu xa của quần chúng và sự sôi sục ngấm ngầm khiến cho bọn chủ Anh phải lo sợ, thứ lo sợ quyết định toàn bộ hoạt động sau này của chúng.

Lời kêu gọi của nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa 1857 -1859 ở Ấn Độ

     ‘Hỡi nhân dân Ấn Đô, ngày độc lập thiêng liêng chúng ta chờ đợi mấy năm nay đã đến? Như là thoạt tiên, lịch sử cần phải làm mê muội ca một dân tộc rồi mới có thể thức tỉnh đươc nó khỏi cơn mê muội lâu đời.

kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

     Việc nhập vải bông của Anh với một quy mô cực kì nhỏ bé, cũng như việc nhập không đáng kể hàng hoá của Anh trước đây đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1833, từ khi độc quyền buôn bán với Trung Quốc được chuyển từ tay Công ti Đông Ấn sang tay các tư thương; từ năm 1840 nó còn tăng lên với quy mô lớn hơn nữa, khi cả các nước khác và đặc biệt là Hợp chúng quốc Mĩ, cũng bắt đầu tham gia buôn bán với Trung Quốc. Việc nhập hàng công nghiệp nước ngoài này cũng đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước giống như trước đây nó đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp ở Tiểu Á, Ba Tư và ấn Độ. Ở Trung Quốc, nghề kéo sợi và nghề dệt đã bị thiệt thòi nặng nề do sự cạnh tranh đó ở nước ngoài, và điều này đã gây ra một sự rối loạn tương ứng trong đời sống xã hội.

     Khoản bồi thưởng mà Trung Quốc phải trả cho nước Anh sau cuộc chiến tranh bất hạnh năm 1840 và sự tiêu dùng phí sản xuất rất lớn về thuốc phiện, việc kim loại quý chạy ra ngoài do buôn bán thuốc phiện, ảnh hưởng huỷ hoại của cuộc cạnh tranh của nước ngoài đối với nền sản xuất trong nước, tình trạng sa đoạ của bộ máy quản lý nhà nước dẫn tới hai hậu quả sau đây: các thuế khoá cũng càng trở nên nặng nề hơn và làm phá sản nhiều nông dân, thợ thủ công, chủ xưởng hơn, và ngoài các thứ thuế cũ đó ra lại còn có thêm những thuế mới.

     Tất cả những nhân tố có tính chất huỷ hoại đó tác động cùng môt lúc vào tài chính, đạo đức, công nghiệp và cơ cấu chính trị của Trung Quốc đã phát triển đầy đủ năm 1840 dưới những họng súng đại bác của Anh. Những họng súng đại bác đã phá sập uy tín của Hoàng đế và buộc Thiên quốc phải tiếp xúc với thế giới của trái đất. Điều kiện chủ yếu để duy trì nước Trung Hoa là có sự hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Còn giở đây khi sự biệt lập đã bị chấm dứt, bằng bạo lực nhở sự giúp đỡ của Anh thì sự tan rã nhất định sẽ xảy ra, cũng giống như một cái xác ướp được giữ gìn cẩn thận trong một cỗ quan tài đóng kín nhất định phải tan rã khi tiếp xúc với không khí tươi mát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Chính sách của Thái Bình Thiên Quốc

Một số chính sách của Thái bình Thiên quốc

       Ruộng chia làm 9 hạng. Chiếu theo nhân khẩu, bất luận là dàn ông hay đàn bà, nhiều tuổi hay ít và chia đồng đều các hạng ruộng với nhau. Ví dụ, một nhà sáu ngưởi thì dược chia một nửa ruộng tốt, một nửa ruộng xấu. Phần ruộng trong thiên hạ người thiên hạ đều cày chung, chỗ này không đủ thì dời sang chỗ kia, chỗ kia không đủ lại dời sang chỗ khác. Phàm ruộng thiên hạ, được hay mất phải đồng đều, chỗ dược mùa thi giúp cho chỗ mất, chỗ mất mùa phải được giúp, phải làm thế nào cho thiên hạ đều được hưởng ơn của Thượng đế.

     Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không đâu là không đồng đều, không ai là không no ấm. Nghề trồng dâu nuôi tằm gà mẹ, hai con lợn. Thuế má: đến mùa, sau khi để cho dân đủ ăn đến mùa sau thì sẽ đem nộp vào kho, bởi vì phải đem của cải về cho Chúa, người ta không cần giữ làm của riêng. Cứ hai mươi lăm hộ lại có một kho công cộng, một nhà thờ mọi việc hôn nhân tang tế đều do kho của công chịu.

     Quân đội cũng như quân dân, mỗi ngày phải nghe kinh Thánh, phải đi cầu Thượng đế. Các vị chỉ huy thay phiên nhau mỗi tuần một lần giảng kinh Thánh cho bộ đội. Trong thiên hạ, mỗi nhà một vợ một chồng và con cái, từ ba bốn người cho đến chín người thì phải có một người đi lính. Những người nào già yếu, cô độc, tàn phế thì được kho nhà nước nuôi, ngày chủ nhật nhân dân phải đến nhà thờ nghe đọc kinh.

Chính sách của Thái Bình Thiên Quốc

 “Thái bình Thiên quốc phụng thiên thảo Hồ hịch” 

(Hịch của Thái bình Thiên quốc vấng mệnh trởi thảo việc đánh Mãn Thanh)

     Trung Quốc có chế độ hôn nhân của Trung Quốc mà giờ đây bọn yêu tinh Mãn Châu bắt hết những cô gái đẹp của Trung Quốc làm nô làm thiếp. Ba nghìn mặt ngọc đều bị dê chó làm nhục, trăm vạn hồng nhân lại phải chung giường cùng lũ mèo cáo nói đến đau lòng, kể ra bẩn lưỡi, nghĩa là chúng nó đã làm nhục hết tất cả con gái Trung Quốc. Trung Quốc có chế độ của Trung Quốc, giờ đây bọn Mãn Châu đưa ra những luật lệ yêu ma làm cho người Trung Quốc chúng ta không tài nào thoát khỏi guồng lưới của nó, không biết đặt tay đặt chân vào đâu được, nghĩa là nó bức hiếp tất cả những người đàn ông của Trung Quốc rồi. Trung Quốc có tiếng nói của Trung Quốc, giở đây bọn Mãn Thanh đặt ra giọng kinh đô sửa đổi tiếng nói của Trung Quốc, nghĩa là chúng muốn lấy tiếng mọi rợ để nói dối người Trung Quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ(1810-1826)

      Vào nửa đầu năm 1810, hâu như ở tất cả các thuộc địa Tủy Ban Nha đều bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. Để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng, tại các thành phố lớn như Buenot Airet, Xantiago, Caracat… những uỷ ban yêu nước được thành lập. Tham gia các uỷ ban này có cácđại biểu của địa chủ, trí thức địa phưomg và thương nhân.

     Tất cả các tầng lớp nhân dân thuộc địa bị áp bức đều tham gia vào cuộc đấu tranh dành độc lập. Những địa chủ, thương nhân, trí thức lãnh đạo ở khắp mọi nơi từ Mêhicô đến Achentina, nhưng quần chúng cơ bản của quân đội cách mạng lại bao gồm ngườiInđian và ngườiMetis, những công nhân mỏ, thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị và nô lệ da den. Hàng vạn ngườiInđian và da đen đã hăng hái tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập, đã chiến đấu đặc biệt ngoan cường và kiên quyết, nhất là khi các nhà lãnh đạo phong trào nêu lên khẩu hiệu “Bãi bỏ chế độ nô lệ” và “Chia các điền trang lớn cho nông dân”. Song nhiều nhà lãnh đạo đã khiếp sợ những cuộc đấu tranh kiên quyết của quần chúng nhândân…

     Ở Mêhicô, những chiến sĩ xuất sắc đấu tranh vì độc lập… những linh mục nông thôn như M. Hidăngo và sau đó là Hôxê Maria Môrêlôt đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhândân của nông dân Indian. Vào cuối năm 1815, quân Tây Ban Nha được vũ trang mạnh mẽ đã đánh tan những lực lượng chủ yếu của những người yêu nước Mêhicô. Chúng đã khủng bố dã man. Cả Hêdângo (6/1811) và Môrêlôt (12/1815) đều bị tử hình. Chúng bêu đầu Hêdângo trong một cái lồng sắt để làm cho nhândân khiếp đảm. Nhưng chính sách khủng bố dã man cũng chẳng đàn áp được phong trào giải phóng. Năm 1820, phong trào lại nổi lên với một sức mạnh mới. Năm 1821, Mêhicô thoát khỏi ách áp bức của Tây Ban Nha.

các thuộc địa Tây Ban Nha

     Ở Áchentina, tướng San Martin – một nhà yêu nước xuất sắc – đã lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập. Vào tháng 7/1816, nhândân khởi nghĩa tuyên bố độc lập. Sau đó chẳng bao lâu, đội quân 5000 người của San Martin đã khắc phục những khó khăn hết sức to lớn, vượt qua dãy nui Anđét, tiến vào Chilê… Quân Tây Ban Nha bị thất bại nặng nề. Sau đó (1817), Chilê tuyên bố độc lập.

     Quân đội giải phóng của San Martin tiếp tục tiến về phía bắc vào năm 1831, giải phóng Thủ đô Lima của Phó vương Pêru khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha.Dưới sự lãnh đạo của vị tướng dũng cảm Ximôn Bôliva – người được nhândân Mĩ Latinh gọi là “Người giải phóng”, mà nhândânVenezuela Columbia, Bolivia và Ecuador (ngày nay) cũng được giải phóng khỏi ách thuộc địa.

     Chiến tranh giành dộc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha kéo dài từ năm 1810 đến năm 1816. Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa Tây Ban Nha trên lục địa của châu Mĩ. Những nước cộng hoà Mĩ Latinh độc lập được thành lập.

     Đồng thời cuộc chiến tranh này cũng là cách mạng tư sản không triệt để, bị hạn chế, không thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến.

     Chính quyền trong các nước cộng hoà mới thành lập chuyển từ tay bọn thực dân Tây Ban  Nha sang bọn địa chủ và tư sản bản xứ.

     Các nước cộng hoà Mĩ Latinh vẫn là những nước nông nghiệp kém phát triển. Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước này bị phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa Anh và Mĩ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Cuộc xâm chiếm Angiêri của thực dân Pháp

      Angiêri bị lệ thuộc vào đế quốc Ottoman, song chính quyền của Suntan ở đây không vững chắc. Trên thực tế, từ đầu thế kỉ XVIII Angiêri là nước có chủ quyền, độc lập. Việc thần phục Ixtambun chí giới hạn ở việc theo định kì Angiêri sang cống nạp, mà việc cống nạp cũng không được thưởng xuyên như trước. Vào đầu thế kỉ XIX, Angiêri là một nước khá hùng mạnh, có hạm đội trên biển Địa Trung Hải, có quan hệ với nhiều nước láng giềng, nhận viện trợ quân sự của Pháp và cung cấp lương thực, nguyên vật liệu cho Pháp khi nước này bị liên minh phong kiến và Anh bao vây. Trong chiến tranh Pháp – Thổ (1798 – 1801), Angiêri vẫn giữ quan hệ tốt với Pháp.

      Tuy nhiên, giai cấp tư sản công nghiệp Pháp từ lâu có âm mưu xâm chiếm Angiêri. Chúng đã xây dựng các trạm thương nghiệp, được quyền tự do khi mua lương thực ở Angiêri, đứng hàng đầu trong mậu dịch với nước này và thu được những món lời lớn. Cho đến thời kì Napôlêông Bônapác trị vì, âm mưu xâm chiếm Angiêri làm thuộc địa mới được tiến hành nhàm mở rộng hơn nữa thị trường, đáp ứng sự phát triển công, thương nghiệp của Pháp. Lúc bấy giờ Angiêri bước vào giai đoạn suy yếu (lực lượng vũ trang không hùng mạnh như trước, tình trạng cát cứ, nội chiến, chính quyền trung ương chỉ quản lí được 1/6 đất nước), nên càng thúc đẩy Pháp thực hiện âm mưu xâm lược của mình, để Angiêri không rơi vào tay thực dân khác.

Cuộc xâm chiếm Angiêri

      Lấy cớ Xuntan làm nhục Đại sứ Pháp năm 1827,  quân Pháp bao vây bờ biển Angiêri. Mùa hè 1830, 37.000 quân Pháp đổ bộ lên cảng Xiđi Pherut (Sidiangrruch). Quân đội Angiêri chống trả mãnh liệt, nhưng với lực lượng mạnh hơn quân Pháp đã đánh bại quân Ăngiêri và nhânh chóng chiếm thủ phủ Angiê. Xuntan phải đầu hàng và bị bắt lưu đày ra nước ngoài. Bọn binh Pháp nợ tiền mua lương thực của Angiêri, không chịu trả. Tháng 7/1820, Pháp tự ý xoá bỏ số nợ này. Ngày 29/4/1827, Xuntan Angiêri Hutxen (Hussein) gặp viên lãnh sự Pháp để đòi nợ. Viên lãnh sự Pháp không những khôg chịu trả mà còn trảlời: “Chính phủ nước chúng tôi không trảlời bằng thư cho Ngài, tức là yêu cầu của Ngài không có hiệu lực”. Xuntan Angiêri dùng cán quạt đánh vào đầu viên lãnh sự. Chính phủ Pháp đời Angiêri xinlính, Pháp tha hồ cướp bócngân khố, tài sản của nhân dân Angiêrigiá khoáng 55 triệu. Năm 1834, Pháp chính thức tuyên bố Arigicri 1- thuộc địa củamình. Ngay từ đầu, đội quânviễn chinh Pháp đãgặp phải sự  kháng chiến mạnh mẽ của nhândân. Thực dân Pháp phải mất 30 năm mới bình định được về quân sự. Trong một thời gian dài, quân Pháp  tiến ra khỏi những nơi chiếm đóng, vì cuộc kháng chiến của nhân dân Angiôri nổ ra khăp nơi, nổi bật là cuộc đấu tranh của nhândân miền Tây, do anh hùng dântôc Apđen Cađe lãnh đạo.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/cuoc-au-tranh-chong-phap-xam-luoc-cua.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân Angieri

     Năm 1832, các bộ tộc ở Tây Angiêri nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp và bầu Apden Cadelàm thủ lình. Trong 8 năm ông đã tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, khắc phục sự phân tán, chia rẽ và gây cho thực dân Pháp nhiều thất bại nặng nề. Năm 1834, chính phủ Pháp phải kí hoà ước, công nhận Apđen Cađe đứng đầu một quốc gia có chủ quyền ở Tây Angiêri. Đây là một thắng lợi lớn, tạo điều kiện cho ông chuẩn bị lực lượng giải phóng toàn bộ đất nước.       Đứng dầu một quốc gia nhỏ, Apden Cade sống rất giản dị (ăn những món ăn bình dân, không mang đồ trang sức đắt tiền, gần gũi nhândân…).

     Năm 1835, vi phạm hiệp ước đã kí, quân Pháp tấn công vùng lãnh thổ Angiêri được giải phóng, song bị đánh bại.

     Năm 1837, Pháp buộc phải kí hoà ước lần thứ hai, công nhận quyền lực của Apđen Cade không chỉ ở miền Tây mà cả vùng Đông Anglêri. Làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn, Apđen Cađe lo tổ chức công việc quản lí hành chính, xây dựng quân đội, phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục. Ông xoá bỏ dần sự cắt cứ địa phương, chia đất nước ra thành các trấn, chịu sự quản lí của chính quyền trung ương. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mở rộng quan hệ với nhiều nước. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm phát triển với việc xây dựng nhiều trường mới. Quân đội cũng được xảy dựng vững mạnh, với đội quân dự bị gần 70.000 người và đội quân chính quy  gần 100.000 người được huấn luyện tốt.

Cuộc đấu tranh chống Pháp

      Thực dân Pháp lo sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Apden Cade lôi kéo các lãnh chúa phong kiến, tù trường thị tộc chống lại ông. Điều này làm cho hàng ngũ chống pháp suy yếu dần. Chúng cũng đem quân đánh chiếm một sổ cứđiểm quan trọng. Năm 1836, Phap tấn công CôngxtAngtin – mội khu trung tâm ở miền Đông Angieri song đã thất bại. Năm 1837, chúng lại đánh chiếm côngxtangtin và Iihiêu khu vực khác ở miền Đông Angiêri nhân dân tiến hành chiến tranh du kích, buộc thực dân Pháp phải thương lượng vớiI Apden Cade.

     Thưc dân Pháp tăng quânviễn chinh từ 42.000 (năm 1837) lên 90.000 (năm 1844), biến hình chính sách chia rẽ dân tộc và lần lượt chinh phục được toàn bộ Angiêri. Apileii Ciutc chạy sang Marốc; sau đó trở về nước, tiến hành cuộc chiến tranh du kích ở vùng sa mạc.

     Năm 1847, Apđen Cađe bị bắt, bị kết án 5 năm tù. Những năm tháng cuối đời, ông sống ở Đamát và mất vào năm 1883.

     Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhândânAngiêri vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Năm 1851 cuộc khởi nghĩa của các bộ lạc nổ ra vùng núi Cabili. Năm 1852, cuộc dấu tranh giải phóng nổ ra ở các ốc đảo vùng sa mạc Xahara. Trong nhũng năm 1854 – 1857, cuộc đấu tranh chống Pháp lại bùng nổ mạnh mẽở vùng Cabili.

     Cuộc đấu tranh của nhândânAgiêri cho độc lâp dân tộc là môt trong những phong trào giải phóng dân tộc đầu tiên chống thực dân xâm lược ở các nước châu Phi vào thời kì trước chủ nghĩa đế quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Môhamét Ali chuẩn bị cho cuộc cải cách Ai Cập

     Năm 1517, Ai Cập bị Thổ Nhĩ Kì đánh chiếm và trở thành một bộ phận của đế quốc Ôttôman. Cuối thế kỉ XVIII, Ai Cập mới giành được độc lập và là một quốc gia phong kiến với 4 triệu dân. Nông dân phải nộp nhiều thứ thuế cho nhà vua, quý tộc, địa chủ, như “thuế nhà nước”, “thuế quận huyện”, “thuế qua đưởng” và nhiều loại lao dịch khác. Ai Cập nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nơi tiếp giáp ba lục địa Á, Âu, Phi, nằm trên đường giao thương từ châu Âu sang Ấn Độ. Vì vậy, Ai Cập trở thành nơi tranh chấp của các nước thực dân, tư bản, chủ yếu giữa Anh và Pháp trong thời kì chiến tranh Napôlêông vào đầu thế kỉ XIX. Napôlêông đã chiếm đóng Ai Cập, song quân Pháp bị quân Anh đánh bại phải rút chạy về nước.

cuộc cải cách Ai Cập

     Trong thời kì Napôlêông chiếm đóng, nhândân Ai Cập chịu bao nhiêu cảnh khốn khổ mấy trăm nghìn người bị giết hại, song sự thống trị của Napôlêông cũng làm cho giai cấp địa chủ, phong kiến Ai Cập suy yếu đi, tạo điều kiện cho tầng lớp (hương nhân tư sản mới trỗi dậy. Tình hình này là thời cơ thuận lợi để Môhamét Ali (Mohamet Ali, 1769 – 1849) tiến hành một cuộc cải cách ở Ai Cập. Môhamét Ali là một sĩ quan trong quân đội Thổ Nhi Kì đóng tại Ai Cập. Ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của nhândân Ai Cập,“Thuế qua đường” là tiền mà nhândân Ai Cập phải đóng góp để cung phụng cho quan lại,đánh bại tập đoàn phong kiến địa chủ Ai Cập, rồi trở thành Xuntan Ai Cập  năm 1805. Năm 1807, quân đội Anh đổ bộ, chiếm-đóng Alồxãngđria, nhưng bị quândân Ai Cập chặn đánh, giết chết viên tướng Anh chỉ huy cuộc tín công và hơn 500 binh lính Anh. Trong trận chiến tiêp đó, 38 sĩ quan và 476 binh lính Anh đã bị giết. Quân Anh phải kí hiệp định đình chiến với Môhamét Ali và rút quân khỏi Ai Cập.

     Sau khi đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Anh, Môhamét lại tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Môhamét Ali cải cách ruộng đất, công nghiệp và văn hóa giáo dục

      Về cải cách ruộng đất, Môhamét Ali đánh thuế nặng ruộng đất của nhà thờ Hồi giáo, xoá bỏ lãnh địa của các trường lão Hồi giáo, thẳng tay đàn áp sự chống đối của địa chủ, quý tộc, tịch thu ruộng đất và xoá bỏ chế độ bao thầu thuế của chúng. Một nửa số ruộng đất tịch thu, Môhamét Ali đem chia cho bà con, bộ hạ tạo nên một tầng lớp dịa chủ mới. Một nửa ruộng đất còn lại được chia thành những mảnh nhỏ (từ 3-5 mẫu Ai Cập, mỗi mẫu tương đương 4.000m2) cho nông dân thuê.

     Môhamét Ali xây dựng, sửa chữa hệ thống thuỷ nông: đào vét kênh mương cũ, đào thêm 20 kênh mới, xây dựng 30 đạp nước, sử dụng máy bơm nước, các loại giống mới, mở rộng diện tích canh tác (năm 1821 có 2 triệu mẫu, năm 1850 tăng lên 3,5 triệu mẫu).

     Về công nghiệp, Môhamét Ali xây dựng và phát triển nhiều công xưởng dệt, đóng tàu, luyện gang thép, sử dụng máy móc, kỉthuật công nghệ cao. Tuy nhiên, công nhân đều bị trưng dụng, cưỡng chế lao động theo chế độ quân sự – phân chia thành các trung đội, đại đội, tiểu đoàn – bị đánh đập chịu nhiều hình phạt, bị giam cầm, không được tự do rời công xưởng.

Môhamét Ali cải cách ruộng đất

    Về quân sự, trang bị vũ khí mới cho quân lính, áp dụng kĩ thuật mới, mời chuyên gia nước ngoài về huấn luyện quân đội, xây dựng hải quân mạnh (lúc đông nhất có 32 tàu chiến hoạt động).

    Về văn hoá, giáo dục, tách nhà trường khỏi tôn giáo, mở nhiều trường phổ thông, trường chuyên nghiệp các cấp (y dược, nông nghiệp, kỉthuật công nghiệp…).

    Cải cách của Mồhamét Ali đã đẩy mạnh sản xuất phát triển, văn hóa giáo dục phồn thịnh, tăng cường Sự thống nhất quốc gia. Song cuộc cải cách này không vững chắc, vì không xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến nên đã bị phá sản trước khi các cường quốc châu Âu can thiệp. Các nhà tư bản Anh, Pháp đua nhau đầu tư vào Ai Cập – xây dựng công xưởng, đường giao thông. Tuy nhiên, công trình của tư bản nưóc ngoài ở Ai Cộp, kênh đào Xuyê do Pháp được nhượng quyền đào (bắt đầu từ 1850, hoàn thành vào năm 1969) đã đem lại lợi nhuận lớn cho họ và tăng thêm sự khổ cực đối với nhân dân Ai Cập.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Quá trình xâm chiếm và thống trị các nước châu Phi của thực dân

     Ngoài việc xâm chiếm và thống trị các nước ven duyên hải phía Bắc châu Phi, các nước tư bản thực dân Phuong tây muốn mở rộng 2 xuống phía Nam, sâu vào nội địa châu lục này và những cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương không ngừng nổ ra, chủ yếu ở Nam Phi, Êtiôpi và Madagasxca.

     Trong các thế kỉ XVI – XVII, trên đường sang châu Á, thực dân Hà Lan tìm cách khống chế. Hy vọng, nơi tàu bè qua lại nhiều (năm 1598, 26 tàu thuyền Hà Lan đã qua lại đây). Người da trắng cũng dần dần di dân sang cư trú ngày một đông (vào thập niên 60 của thế kỉ XVII mới có 394 người da trắng, đến năm 1790 con số này tăng 14.000). Bọn thực dân mở rộng đất đai xâm chiếm làm đồn điền, tàn sát hàng loạt ngườidân bản xứ, chia rẽ các bộ tộc ở đây để dễ cai trị.

các nước châu Phi

     Từ cuối thế kỉ XVIII – đáu thế kỉ XIX, thực dân Anh dần dần làm chủ cả vùng Nam Phi. Chúng đã thi hành chính sách cai trị rất tàn khốc ở vùng Nam Phi – tiếng Anh là ngôn ngữ chính của nhà nước, đặt ra nhiều loại thuế đánh rất nặng vào người bản xứ. Những điều này dã gây ra mâu thuẫn trong xã hôi, dẫn tới các cuộc xung đột giữa người lai Âu – Phi với nhândân bản xứ và giữa các bộ tộc với nhau. Vì vậy, cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh ngày càng mạnh mẽ, trước hết là cuộc đấu tranh của ngườiBôơ (Boơ), thành lập các quốc gia ở vùng sông Orăng (Orange) và vùng Tơrãngxvan (Transvaal). Cuộc chiến tranh giữa Anh – Bôơ diễn ra vào sau nửa thế kỉ XIX


Tình trạng buôn bán lô lệ Châu Phi trong thế kỉ XV – thế kỉ XIX

     Tình trạng phát triển không đều của các nước châu Phi thể hiện như sau: Ai Cập, Libya, Angrcri, Tuynidi, Marốc là những quốc gia phong kiến ở nhiều trình độ khác nhau. Vùng ven Địa Trung Hải và theo lưu vực sông Nil của Ai Cập, công thương nghiệp khá phát triển, có những thành phố lớn, như Alêcxăngdria, Cairô.

     Nhiều nước cònở thời kì chiếm hữu nô lệở một số bộ tộc như Bantu, ở Nam Phi còn ở xã hội nguyên thuỷ với những giai  cấp bán nô lệ diễn ra với nhiều thủ đoạn, biện pháp rất dã man. Người da đen bắt đem ra chợ để mua bán, rổi bị lùa xuống các tàu chở sang châu Âu. Trong vòng 4 thế kỉ (thế kỉ XV – thế kỉ XIX), việc buôn bán nô lệ phát đạt. Vào cuối thế kỉ XV, hàng năm số ngườichâu Phi bị đưa bán đến các nơi làm nô lệ khoảng 5.000 người. Con số này ngày càng tăng hơn trong các thế kỷ XVI – XVIII, trong thời gian này, thực dân châu Âu đẩy nhanh việc khai thác ở châu Mĩ mà sức lao động ở đây lại thiếu vì ngườiIndian bị giết hại nhiều. Do đó, nhân công từ châu Phi đưa sang là một nhu cầu cấp thiết. Hơn nữa việc buôn bán nô lệ đem lại những món lời lớn. Trong vòng 4 thế kỉ (thế kỉ XV – thế kỉ XIX có khoảng 60 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang bán làm nô lệ ở châu Mỹ.

buôn bán lô lệ Châu Phi

     Khu vực săn bắt và buôn bán nô lệ da đen diễn ra chủ yếu từ bờ biển Xênêgan đến duyên hải Ănggôla ở Tây Phi. Việc mua bán lô lệ trong giai đoạn đầu do người Bồ Đào Nha nắm giữ, sau khi thế lực Bồ Đào Nha ở châu Phi suy yếu, việc buôn bán nô lệ chuyển dần sang tay Hà Lan, Anh, Pháp… rồi Anh chiếm ưu thế. Đến năm 1770, một nửa số nô lệ từ châu Phi sang châu Mĩ do tàu thuyền Anh vận chuyển: hàng năm gần 50.000 người (Pháp hàng năm chở được 30.000 và Bồ Đào Nha – khoảng 10.000).

     Số nô lệ từ châu Phi sang đến châu Mĩ chỉ còn sống được 1/2 sau khi tới nơi và bắt đầu một cuộc sống vô vàn khổ cực ở các đồn điền, hầm mỏ.

     Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, việc mua bán nô lệ bị bãi bỏ.

     Xâm chiếm châu Phi, thực dân Âu, Mĩ ra sức cướp đoạt tài nguyên, ruộng đất, sử dụng nhân công rẻ mạt là những nông dân bị đuổi khỏi đất đai của mình. Chúng còn phá huỷ nền văn hoá lâu đời của châu Phi – một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Tốc độ xâm chiếm làm thuộc địa của bọn thực dân phương Tây diễn ra rất mạnh: vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX mới có 10,8% đất đai bị chiếm, nhưng đến đầu thế ki XX con số tăng lên 90,4%. Hầu như toàn bộ châu Phi trở thành thuộc địa, chịu sự thống trị của thực dân phương Tây. Hậu quả là châu lục này trở nên kém phát triển,đời sống nhândân rất cơ cực. Nhândân châu Phi không chịu khuất phục, liên tục nổi dậy đấu tranh chống ách thực dân, nổi bật là phong trào yêu nước của nhândânAngiêri, Ai Cập.


Châu Phi và sự xâm chiếm của các nước châu Âu

     Châu Phi là một lục địa lớn, với diện tích 30 triệu km.2, giàu tài nguyên và nằm trên đường giao thương từ Âu sang Á. Lục địa này gồm hai miền chính – Bắc Phi và Nam Phi – với sự phát triển khác nhau về xã hội, kinh tế, chính trị. Ở Bắc Phi, đa số dân cư là ngườiArập, theo Hồi giáo. Một số nước Arập đang ở giai đoạn phong kiến và hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa; một số vùng vẫn còn ở trình độ bộ lạc. Nam Phi là một vùng rộng lớn, nơi sinh sống của nhiều tộc người, trong đó đông nhất là người da đen. Trình độ kinh tế – xã hội, hình thức tổ chức chính trị ở vùng này cũng rất khác nhau. Có nơi chế độ phong kiến ngự trị, nhiều địa phương còn nhiều tàn tích chế độ nô lệ và bộ lạc.

     Sự giàu có, tình trạng lạc hậu, sự phân biệt giữa các tộc người đã thu hút và tạo điều kiện cho thực dân châu Âu đến xâm lược và buôn bán nô lệ sang châu Mỹ, rồi biến thành nơi tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên vật liệu. Song chúng cũng vấp phải sức đấu tranh mạnh mẽ của nhândân địa phương, nổi bật là cuộc kháng chiến của nhândânAngiêri chống Pháp xâm lược.

Châu Phi

Sự xâm nhập của thực dân châu Âu

     Từ thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, thực dân châu Âu đưa nhau sang xâm lược các nước châu Phi, trước tiên là Bồ Đào Nha từ năm 1595 đã thành lập được các thuộc địa ở Ghinê, Ănggôla, Môdămbích. Các thuộc địa đầu tiên của người châu Âu ở châu Phi thường là các đảo, một số cứ điểm ven vùng duyên hải chứ chưa đi sâu vào nội địa của châu lục này. Từ nửa cuối thế kỉ XVII, việc xâm chiếm thuộc địa mới trở thành sự cạnh tranh kịch liệt giữa các nước tư bản. Chiếm được phần cực nam châu Phi, thực dân Anh mở rộng thuộc địa Cáp của mình lên phía Bắc, Pháp làm chủ các vùng Bắc Phi. Vào những năm đầu của thế kỉ XIX, Mĩ đã mua vùng đất ở ven biển Tây Phi để làm cứ điểm xâm lược châu Phi, và lập ở đây nước Libêria (1847). Trên danh nghĩa, Libêria được Mĩ trao trả độc lập, song thực tế là một nước phụ thuộc của Mĩ.

     Lúc đầu, châu Phi được sử dụng làm nơi để bán hàng hoá công nghiệp, cung cấp nguyên liệu với giá rẻ mạt cho các nước thực dân phương Tây. Từ thế kỉ XV, thực dân châu Âu tiến hành việc “săn bắt”, buôn mua nô lệ từ châu Phi sang bán ở châu Mỹ – nơi đang cần nhân công khai thác. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Chủ nghĩa Mơnrô (1823) và sự bành trướng của Mĩ

     Sau khi giành được độc lập và thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì, giai cấp tư sản và những người cầm đầu chính phủ Mĩ đã có kế hoạch bành trướng sang các nước láng giềng phía nam và gạt dần ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ở khu vực này (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Đức…).

     Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mĩ Mơnrô nêu lên chủ trương của Mĩ đối với khu vực MT Latinh: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, chủ trương này nhằm “chống sự xâm nhập của tư bản châu Âu”. Thực chất đây là âm mưu bành trướng của đế quốc Mĩ đến vùng ở gần mình và những nơi khác đã bị các tư bản châu Âu đã chiếm trước. Chủ trương này được gọi là “chủ nghĩa Mơnrô” (hay còn gọi là “Học thuyết Mơnrô”).

     Hai năm sau, năm 1825, mượn cớ giúp nhândânPuéctô Ricô thoát khỏi ách thống trị Tây Ban Nha, Mĩ đem quân chiếm đảo này. Cũng năm đó, Mĩ buộc Côlômbia cho mình được quyền thông thương qua eo đất Panama

     Tổng thống Mơnrô chính thức tuyên b: “Lục địa châu Mỹ lựachọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc Châu Âu nào nữa”. Lời tuyên bố này nhằm che đậy ý đồ bành trướng của Mĩ ở khu vực “sân sau” của mình.

sự bành trướng của Mĩ

     Năm 1846, Mỹ đã được nhiều quyền ưu tiên về buôn bánqua eo Panama, đặt đường xe lửa qua Panama.

     Năm 1845, Mỹ đánh chiếm Mêhicovà sáp nhập hơn một nửa lãnh thổ nước này và biến thành một bang của Hoa Kì. Cũng trong thờikì này, Mliên tiếp tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang để xâm nhập sâu vào các lĩnh vực khácở khu vực Mĩ Latinh.

     Để nắm chặt các nước láng giềng phía Nam, Mĩ tìm cách “hợp pháp hoá” độc quyền của mình ở vùng đất này. Năm 1889, giương cao ngọn cở “hợp tác” và “thân thiện”, Chính phủ Mĩ tổ chức “Hội nghị toàn châu Phi” đầu tiên ở Oasinhtơn, một “Cơ quan thương mại của các nước châu Mĩ” dưới sự khống chế của Mĩ ra đời. Năm 1909, cơ quan này chuyển thành tổ chức “Liên minh toàn châu MT” phụ thuộc vào Mĩ.

     Năm 1898, cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha nổ ra, đây là cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên. Dưới danh nghĩa “giúp Cuba thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha”, Mĩ biến Cuba thành thuộc địa của mình, dù vẫn giữ là “nước cộng hoà độc lập”. Sau đó, Mĩ lại sáp nhập Puectô Ricô vào lãnh thổ của mình và biến thành một tĩnh của Hoa Kì.

     Năm 1903, Mĩ giúp đỡ các phần tử phản động ở Panama tiến hành đảo chính tách Panama ra khỏi Côlômbia và thành lập nước “Cộng hoà Panama”. Nước cộng hoà này đã kí hiệp ước nhường cho Mĩ được đào con kênh nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc theo kênh. Năm 1914, Mĩ đào xong kênh đào Panama, đẩy mạnh quyền bá chủ của mình không chỉ khu vực Mĩ Latinh mà mở rộng ra biển Đông.

     Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, khi thoát khỏi ách thống trị hàng thế kỉ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các quốc gia độc lập ở khu vực MT Latinh lần lượt được thành lập, song nguy cơ xâm lược mới lại xuất hiện ở ngay bên cạnh. Đó là sự bành trướng của đế quốc Mĩ. Từ đầu thế kỉ XIX, Mỹ liên tục tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang để chiếm đóng, khống chế các nước Mĩ Latinh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Các nước Mĩ latinh đấu tranh trước các nước tư bản châu Âu

     Năm 1819, Bôliva quyết định hành quân từ Vônôxucla, qua các dãy núi tuyết, sang giúp Tản Granađa đấu tranh giải phóng khỏi ách thống trị Tây Ban Nha. Đội quân 1200 chiến sĩ với 800 con người đã vượt qua nhiều khókhăn về thời tiét (mưa lớn, mây mù, tuyết dày đặc) về địa hình (núi cao sông sâu, thứ dữ). Bôliva đã nêu gương chiến đấu dũng cảm chở đội giải phóng.

Các chiến sĩ cùng nhândân địa phương đã đánh thắng quan xâm lược Tây Ban Nha. TấnGranada thống nhất với Vênêxuêla và thành lập nước Cộng hoà Đại Côlômbia, gồm có Vênêxuêla, TấnGranđa và tỉnh Kitô (Ecuađo ngày nay). Như vậy toàn bộ lãnh thổ Côlômbia được giải phóng khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha. Bôlivia được cử làm tổng thống.

     Bôliva tuyên bố xoá bỏ chế độ nộ lệ với người da đen, thủ tiêu chế độ cống nạp đối với người Indian, hoàn thành bản dự thảo luật về tịch thu ruộng đất của đại địa chủ (song chưa thực hiện được), về cuối đời, Bôliva tỏ ra dao động trước sự tấn công của tầng lớp địa chủ Criôlô giàu có và tư sản mới lên; chúng tìm cách ngăn cản các cuộc cải cách của ông, nhằm đem lại quyên lợi cho nhân dân.

     Sau khi Bôliva mất, nhân dân Mĩ Latinh tưởng nhớ ông như một anh hùng dân tộc, người giải phóng cho các thuộc địa Mĩ Latinh. Tượng ông đươc đặt ở nhiều nơi. Nước Công hoà Bôlivia (vùng Thượng Peru) mang tên ông, đồng tiền lưu hành ở Vênêxuêla cũng gọi là “đồng Bôliva” để kỉ niệm ông.

Các nước Mĩ latinh đấu tranh

     Ở Áchentina, đội quân giải phóng gồm 1/3 binh lính là người da đen do Xan Máctin chỉ huy, năm 1817, đã vượt qua dãy núi Angđơ, cao 4000m tiến vào lãnh thổ Chile từ phía nam, giải phóng Chilê khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha. Năm 1818, Chilê tuyên bố độc lập. Năm 1821, quân giải phóng của Xan Máctin tiến vào Pêru, chiếm thủ đô Lima và thành lập nước Cộng hoà Pêru.

     Năm 1822, trong khi cách mạng bùng nổ ở khắp các thuộc địa của Mĩ Latinh, Braxin cũng thoát khỏi sự thống trị của Bồ Đào Nha, song quốc gia độc lập này không trở thành nước cộng hoà mà vẫn giữ thể chế một nước quân chủ. Chế độ nô lệ đây không bị thủ tiêu, quyền lực của chủ nô được tăng cưởng. Cuộc đâu tranh cho một nền cộng hoà, vì tự do dân chủ, chống lại chế độ quân chủ và chế độ nô lệ vẫn tiếp diễn ở Braxin.

    Năm 1826, thành luỹ cuối cùng của thực dân Tây Ban Nha ở Nam Mĩ bị sụp đổ, binh lính trong pháo đài Kalíaô ở Pêru phải đầu hàng. Hầu hết thuộc địa của Tây Ban Nha giành được độc lập, trừ đảo Cuba và Puéctô Ricô.

     Năm 1844, vùng phía đông của đảo Haiti thành lập nước cộng hoà Đôminica.

     Cuộc Chiến tranh giành độc lập của nhândân Mĩ Latinh thực chất là những cuộc cách mang tư sản chống chế độ thuộc địa. Nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ sự lệ thuộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã được giải quyết song nhiều vấn đề khác của cuộc cách mạng tư sản không được thực hiện.

     Các nước tư bản châu Âu tiếp tục đẩy mạnh âm mưu xâm nhập các nước Mĩ Latinh. Anh lần lượt chiếm các đảo Bacbadôt, Bahama, Giamaica và Triniđát, gọi chung là quần âảo Ảngti thuộc Anh. Đức mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực này như thành lập ngân hàng riêng để giao dịch với các nước Mĩ Latinh. Hàng hoá của Đức xuất sang các nước Mĩ Latinh tuy còn kém Anh song nhiều hơn Mĩ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Chế độ cộng hoà được xác lập ở Mêhicô.

       Bước sang thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân MT Latinh lại dâng cao, một cao trào mới của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha diễn ra sôi nổi. Phong trào đấu tranh bùng nổ khi Tây Ban Nha bị quân Napôlêông đánh bại. Các cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở khắp các thuộc địa TAy Ban Nha từ mùa xuân và mùa hè 1810, lan rộng từ các trung tâm, đô thị lớn đến các vùng nông thôn, miền núi, kể cả Caracát, Kitô, Bôzôta, Buênốt Airết…

       Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quần chúng rộng rãi ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XIX là cuộc cách mạng ở Mêlticô, do các linh mục Misen Hiđangô và Hôxê Môrêlôxơ lãnh đạo. Nghĩa quân gồm hầu hết là người Inđian mù chữ, nhưng giàu tinh thần đấu tranh anh dũng.

      Năm 1810, Hiđango kêu gọi người Inđian và những người lai, thuộc tầng lớp nông dân nghèo đấu tranh giành độc lập, lấy lại ruộng đất mà bọn thực dân Tây Ban Nha đã chiếm hữu 300 năm qua. Quân khởi nghĩa đã giải phóng một phần lớn lãnh thổ, uy hiếp thủ đô Mêhicô. Hinđangô ra lệnh cho chủ nô trong vòng 10 ngày phải giải phóng hết nô lệ, xoá bỏ những cống nạp của các công xã Inđian cho chính quyền thực dân. Năm 1811, thực dân Tây Ban Nha đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, lỉiđaogô và nhiều người lãnh đạo khác bị bắt và bị xử tử.

Chế độ cộng hoà ở Mêhicô.

     Sự nghiệp đấu tranh của Hiđangô được linh mục Hôxê Mốrêlôxơ kế tục. Đội quân khởi nghĩa được 40.000 người Inđían ủng hộ và mấy nghìn nô lệ da đen tham gia chiến đấu, đánh thắng nhiều trận. Năm 1813, Đại hội dân tộc được triệu tập, tuyên bố Mêhicô độc lập và hiến pháp của nền Cộng hoà được thông qua vào năm 1814. Quân Tây Ban Nha, được tăng viện từ chính quốc, đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa, bắt và xử bắn H. Môrêlôxơ (1815). Mêhicô lại trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn. Năm 1821, Mêhicô mới giành được độc lập. Năm 1823, chế độ cộng hoà được xác lập ở Mêhicô.

     Trong số các anh hùng của nhân dân Mĩ Latinh chiến đấu chống ách thống trị thuộc địa, nổi bật nhất là Bôliva đã thống nhất được lực lượng các thuộc địa phía bắc, ở phía nam có Xan Máctin.

     Ximông Bôliva sinh năm 1783 ở Thủ đô Caracát của Vênêxuêla, trong một gia đình Criôlô địa chủ kiêm thương nhân giàu có. Ông học giỏi, đã đi qua nhiều nước châu Âu, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Vônte và Rutxô. Năm 1806, Bôliva từ châu Âu về Mĩ Latinh và thành lập Quân giải phóng Vênêxuêla, đánh thắng quân xâm lược Tây Ban Nha. Ông kế tục cuộc dấu tranh mà Mirăngđa da tiến hành khi tuyên bố nén độc lập của Vênêxuêla (5/7/1811).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Những thành tựu về toán học, thiên văn học, y học

Trước khi bị thực dân châu Âu chinh phục, một vài dân tộc ở vùng này đã đạt tới trình độ văn minh khá cao. Những dấu vết, di tích khảo cổ cởn lại chứng tỏ người Adơtếc – chủ nhân của một quốc gia ở khu vực Mêhicô – đà đạt những thành tựu về toán học, thiên văn học, y học, nghệ thuật, kiến trúc. Họ đã xây dựng được thành phố Mêhicô, một trong những thành phố lớn nhất thời bây giở và những Kim tự tháp quy mô không kém gì Kim tự tháp Ai Cập. Từ thế kỉ X, trên dải đất dài rộng từ Côlômbia đến Chilê, người Inca đã thành lập được vương quốc của mình và xây dựng nhiều đến đài nguy nga tráng lệ. Đền thở Mặt trởi là một trong những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật của người Inca về kiến trúc và nghệ thuật làm các tượng bằng vàng, bạc, đá quý.

Trong quá trình xâm lược và đô hộ, thực dân phương Tây gây không biết bao nhiêu tội ác đối với nhân dân khu vực này. Hơn một triệu người dân bản xứ trên quần đảo Angti trong vùng biển Caribê bị tiêu diệt gần hết sau mấy năm đầu dưới ách thống trị của Tây Ban Nha. Biết bao nhiêu công trình của nền văn hoá xưa, quý giá của người Adơtếc, Inca bị thiêu huỷ.

thiên văn học

Thực dân phương Tây bóc lột nhân dân bản địa bằng tô, thuế. Chúng duy trì chế độ bóc lột phong kiến, cộng thêm sự tước đoạt của giáo hội và bóc lột tư bản chủ nghĩa trong việc sử dụng lao động làm thuê. Với chế độ “tô lao dịch” kéo dài từ 1503 – 1720, bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã bắt nồng nô làm không công cho chúa đất từ 200 – 300 ngày trong một năm. Từ năm 1720, “chế độ lao dịch” lại được thay thế bằng chế độ “đại điền trang” (latifundia), quy định nông nô có thể được giải phóng nếu trả hết nợ cho chủ đất bằng cách làm công trừ nợ. Trên thực tế, nông nô bị gắn chặt vào đất đai của địa chủ, và họ khó có tiền để trả hết nợ. Các chủ hầm mỏ khai thác kim loại quý; người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mở các công trường xây dựng đưởng sá, nhà cửa… Chúng cưỡng bức người Inđian và người da đen đưa từ châu Phi sang làm việc như nô lệ. Người nô lệ phải lao dộng dưới làn roi, báng súng của bọn lính gác, bọn chủ và chết dẩn chết mởn vì đói rét, bệnh tật, bị đánh đập và tai nạn lao động.

Chế độ chính trị của bọn thực dân phương Tây ở Mĩ Latinli cực kì tàn khốc, dựa trên bộ máy cai trị, quân đôi, cảnh sát và roi vọt, chúng chém giết nhân dân chống lại mình, song không dập tắt được phong trào

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/nguyen-nhan-that-bai-cua-phong-trao.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Nguyên nhân thất bại của phong trào Babit

Cuộc đấu tranh của tín đồ Babit phản ánh nguyên vọng lâu đời của nhân dân lao động, song họ cởn mang nhiều tư tưởng không tưởng trong chủ trương như xoá bỏ chế độ tư hữu tài sản, chia lại ruộng đất, xác lập chế độ công hữu.

Nguyên nhân thất bại của phong trào Babit là tính tự phát, phấn tán, kém tổ chức và thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

Phong trào Babit, phong trao đấu tranh chống phong kiến và tư bản nước ngoài của nhân dân Ba Tư có nhiêu chủ trương biện pháp tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu nguyên vọng nhân dân trong việc giành độc lập và xây dựng một xã hội công bằng, chính nghĩa.

Sau cuộc khởi nghĩa Babit bị đàn áp, các nước tư bản phương TAy tăng cưởng xâm nhập vào Ba Tư. Các nguồn lợi lớn của Ba Tư đều do tư bản nước ngoài nắm giữ. Ba Tư dần dẩn trở thành nước nửa thuộc địa. Vì vậy, vào cuối thế kỉ XIX – dầu thế kỉ XX, phong trào dấu tranh của nhân dân Ba Tư lại dâng cao, tiêu biểu là “vụ bạo dông thuốc lá” (1891) chông dộc quyền mua bán, thuốc lá của Anh ở Ba Tư. Phong trào dân chủ (1905 – 1907) cũng buộc chính quyền phong kiến nhượng bộ (ban hành Hiến pháp ban bô quyển tự do dân chủ cho nhân dân…).

Những một tích cực và hạn chế của phong trào Babit đưọc thể hiện như thế nào?

thất bại của phong trào Babit

Nguyên nhân thất bại của phong trào Babit.

Nhìn chung vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước châu Á đãrơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản Âu Mĩ đã lần lượt tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược và đặt ách đô hộ với nhiều hình thức khác nhau, song về cơ bản là sự bóc lột tàn tệ, áp bức mọi mặt. Nhân dân các nước châu Á đã đứng dậy chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng đều thất bại.

Phân tích những nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc đấu tranh chống phong kiến, thực dân xâm lược của nhân dân các nước châu Á vào nửa đâu thế kỉ XIX thất bại.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/cuoc-chien-tranh-gianh-oc-cua-nhan-dan.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Cuộc chiến tranh giành độc của nhân dân các nước Mĩ Latinh

Nhân dân Mĩ Latinh đã nổi dậy đâu tranh, sôi nổi nhất vào những thập niên cuối thế kỉ XVIII, khi cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành dược thắng lợi.

Năm 1780, người Inđian ở Pêru khởi nghĩa, đởi phục hổi quốc gia của người Inca. Cuộc đấu tranh kéo dài trong 2 năm (1780 – 1782), quân đội Tây Ban Nha hết sức vất vả mới đàn áp được nghĩa quân và giết chết gần 8 van ncurti

Năm 1781, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tấn Granađa nhằm chống việc chính quyển tăng thuế. Quân khởi nghĩa tiến sát thủ đô Bôzôta, chính quyền phải tuyên bố giảm thuế. Song cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1797, nhân dân Kôrô ồ Vênêxuêla đấu tranh chống ách thống trị của Tây Ban Nha và bị dìm trong biển máu.

Một trong những cuộc đấu tranh nổi bật nhất là cuộc cách mạng của những người nô lệ ở Haiti. Lúc đầu, Haiti là thuộc địa của Tây Ban Nha, sau chuyển sang thực dân Pháp. Dân bản địa là người Anhđiêng, dưới sự thống trị của thực dân, họ bị tiêu diệt nhânh chóng và thay vào đó là những IÌÔ lệ da đen từ châu Phi đưa sang. Đến cuối thế kỉ XVIII, ở Haiti có khoảng nửa triệu người nô lệ da đen và người lai đen – trắng (gọi là người Mulat). Trên đảo có khoảng 4-5 nghìn người thuộc gia đinh các chủ đồn điền, sống trên sức lao động của nô lệ da đen và người lai. Ngoài ra cởn có một ít chủ các trang trại nhỏ, thợ thủ công, công nhân da trắng.

chiến tranh giành độc của Mĩ Latinh

Cuộc cách mạng bắt đầu từ mùa thu 1791 khi nô lệ nổi dậy đốt phá đồn điền. Dân nghèo da trắng cũng đứng trong hàng ngũ nghĩa quân, với hơnngười da đen. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tutxên Luvectua, xuất thấn trong gia đình nô lệ và bản thấn ông cũng là nô lệ. Ông đã nêu khẩu hiệu chiến đấu “Chiến thắng hay chết – chết hay tự do!”.

Tutxên tuyên bố giải phóng nô lộ, tịch thu ruộng đất của chủ đồn điền chia cho nô lệ. Năm 1801, đội quân 20 nghìn người do Napôlêông Bônapác phái sang Haiti, đàn áp cuộc khởi nghĩa, lùng bắt Tutxên đưa về Pháp; ông đã chết trong tù. Nghĩa quân tiếp tục đánh bại quân xâm lược Pháp. Năm 1804, Haiti tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh.

Cuối thế kỉ xvm, nhân dân Braxin cũng nổi dậy đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, do một tổ chức yêu nước lãnh đạo, đứng dầu là Xavơriê, nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và thành lập nước Cộng hoà. Cuộc đấu tranh đà thất bại.



Các nước Mĩ Latinh trước chiến tranh giành độc lập

Cùng với các nước châu Á, nhân dân các nước Mĩ Latinh và châu Phi cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược và trở thành thuộc địa, nước phụ thuộc. Bên cạnh những điểm chung có nét riêng của từng nước.

CÁC NƯỚC Mĩ LATINH

Châu Mĩ vào cuối thế kỉ XV vẫn là vùng đất hoang vu, với các cộng đồng người cởn trong quan hệ tiền phong kiến. Tuy vậy, nhân dân các nước này cũng đã có nền văn minh khá rực rỡ với đất đai giàu tài nguyên. Thực dân phương Tây đã đến châu lục này xâm chiếm làm thuộc địa, tiêu diệt người bản xứ. Mĩ Latinh là một bộ phận của châu Mĩ, cũng nằm trong số phận chung như vậy và nhân dân cũng kiên cưởng đấu tranh chống áp bức, giành độc lập tự do.

Các nước Mĩ Latinh

Các nước Mĩ Latinh trước chiến tranh giành độc lập

Đến đầu thế kỉ XIX, các nước khu vực Mĩ Latinh gồm toàn bộ Trung MT, Nam Mĩ và những hởn đảo lớn, nhỏ ở vùng Caribê, có diện tích 21 triệu km2 và số dân khoảng 200 triệu. Dân cư ở đây gồm ba tộc người chính: người Indian(da đỏ) là dân bản địa đã cư trú lâu đởi; người da trấng từ châu Âu di thực sang và người da den từ châu Phi bị bán sang làm nô lệ. Ngoài ra, cởn có một số người châu Á và những người lai. Khu vực Mĩ Latinh trước chiến tranh giành độc lập, phần lớn các nước là thuộc địa của TâyBan Nha và Bồ Đào Nha (Bồ Đào Nha chi có một thuộc dịa Braxin – nhưng rất rộng lớn, chiếm 1/2 diện tích khu vực Mĩ Latinh). Ngoài ra, Anh,

Từ giữa thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX, bon buôn bán da săn bắt mua bán đẽ chuyển từ chau Phi dâng chau Mĩ hơn 60 triệu người. Những người nổ lệ da đen cũng như người Indian bản dịa phai lao dỏng vất vá dưới báng súng và roi vọt của bọn lãnh chúa.

Pháp, Hà Lan… cũng chiếm được một số vùng đất nhỏ và đảo ở vint, Caribe, như Pháp chiếm Haiti, Anh chiếm Giamaica và Guyana, Hà Lan có vài đảo nhỏ. Nhìn chung, ngôn ngữ chính thức của cư dân ở khu vực này là tiếng Tây Ban Nha và Bổ Đào Nha, thuộc ngữ hệ Latinh, nên vùng này mang tên chung là “khu vực MĩLatinh”.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/phong-trao-babit.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Phong trào Babit

Tín đồ giáo phái của Ali Môhamét tham gia phong trào được gọi là “Babit”, chủ yếu gồm nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán có tinh thẩn, ý chí chống chế độ phong kiến, đồng thời cùng đấu tranh chống sự xâm lược của tư bản nước ngoài. Theo “Bêian”, mọi người đều bình dẳng và có nhiệm vụ xây dựng một vương quốc thần thánh của tín đồ Babit ở khấp Ba Tư. Những người không phải là tín đồ Babít, những người nước ngoài bị đuổi vé nước, tài sản của họ bị tịch thu và đem chia cho tín đồ. Giáo lí cùng nót den việc bảo vệ quyển tư hữu, đảm bảo quyền lợi của thương nhân (đánh thuêchung dối với mọi người, giữ bí mật các tài liệu buôn bán), quy dinh lai stito cho vay, nghĩa vụ phải trả nợ các món tiền vay… Nam 1847, khi cuộc khởi nghĩa chuẩn bị nổ ra, quốc vương Ba Tư tăng cưởng quân đội để đàn áp. Tuy vậy, phong trào Babit vẫn phát triển và lan rộng nhiều nơitrong nước. Tháng 9/1848, 2000 tín đồ Babít, gồm phán lớn là nông dân và thự thủ công, nổi dậy ở Madânđaran (Mazandaran). Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 8 tháng đến tháng 5/1849 thì bị dập tắt. Trong thời gian ngắn này nghĩa quân đã xây dựng được căn cứ, xây đồn đào chiến luỹ, đẩy lùi các cuộc tấn công của chế độ phong kiến và chuẩn bị thực hiện xã hội lí tưởng của mình.

Phong trào Babit

Tháng 5/1850, cuộc khởi nghĩa của tín đồ Babit lại nổ ra Dêngian. Nông dân, tiểu thương và tăng lữ cấp dưới là lực lượng chủ yếu và lãnh đạo cuộc đấu tranh, trong đó phụ nữ giữ vai trở rất tích cực. Chính quyển phong kiến phải huy động một đội quân đông, mạnh, có pháo binh yểm trợ mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa trên bị đàn áp, song phong trào Babit vãn tiếp tục phát triển, dù Môhamét bị bắt sống và xử tử vào năm 1850.

Cuối tháng 6/1850, một cuộc khởi nghĩa khác của tín đồ Babit lại bùng nổ ở thành phố Hairidơ (tỉnh Phaxơ). Chính quyền phong kiến đàn áp rất dã man: dùng cực hình tra tấn những người bị bắt, đốt cháy nhiều nhà cửa, đặt người bị bắt trên miệng súng đai bác rồi bắn cho tan xác. Năm 1852, về cơ bản cuộc khởi nghĩa của những người Babit chấm dứt. Tuy nhiên, năm 1859 tín đổ đã nổi lên hai lần nữa.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/nuoc-iran-au-ki-xix-phan-1.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại