Nước Iran đầu thế kỉ XIX (phần 1)

Ba Tư là một trong những nước lớn ở Tây Nam châu Á. Vào thời trung đại, quốc gia này bao gồm phần lãnh thổ Iran ngày nay và các vùng khác của Cápcadơ, một phần Cápca, một phần Trung Á và miền Tây Ápganixtan. Cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Nông dân không có ruộng đất, phải lĩnh canh hay làm thuê cho địa chủ và chỉ hưởng 1/3 – 1/5 hoa lợi. Đạo Hồi có vai trở quan trọng trong đởi sống xã hội với những quy định rất nghiêm ngặt của toà án tôn giáo. Các nước thực dân phương Tây sớm tranh nhau chiếm Ba Tư – vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự.

Sự xâm nhập của các nước lu bản thực dân cùng với ách thống trị, bóc lột của phong kiến làm cho nhân dân lao động vô cùng khổ cực. Đó là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến, đế quốc.

Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây

Đầu thế kỉ XVIII, quốc gia phong kiến Ba Tư trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng, tạo điều kiện cho các nước ngoài nhiều lần xâm lấn.

Năm 1722, quân đội Ápganixtan tiến vào thủ đô Ba Tư và đánh chiếm nhiều nơi khác trong nước. Nhân dân Ba Tư đã kháng chiến anh dũng đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới.

Trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XVIII và tiếp đó vào đầu thế kỉ XIX, Ba Tư phải đương đầu với các cuộc xâm lược của Nga hoàng Piôt I, của quân đội Thổ Nhĩ Kì và Ápganixtan. Sau khi đánh thắng Iran trong hai cuộc chiến tranh (1804 – 1813, và 1820 – 1828), Nga hoàng buộc Iran phải cắt vùng đất Ghêoócghi cho Nga, Nga có hạm đội ở Hắc Hải, nộp thuế hàng nhập khẩu vào Iran chỉ có 5%.

Nước Iran đầu thế kỉ XIX-p1

Đồng thời nhà nước phong kiến Ba Tư cũng tiến hành nhiều cuộc viễn chinh sang An Độ (1739 – 1741), sang lãnh thổ đế quốc Ottoman (1737 – 1738 và 1741 – 1743).

Những cuộc chiên tranh liên miên làm cho kinh tế sa sút, nhân dân nghèo khổ vì mất mùa, thuế mất, nòn liên tiếp nổi dậy đấu tranh. Đến cuối thế kỉ XVIII, dê quốc Ba Tư tan vỡ và có lãnh thổ như ngày nay. Tình hình này là điều kiện thuận lợi cho các nước tư bản phương Tây nhởm ngó và tiến hành âm mưu xâm chiếm.

Từ cuối thế kỉ XVIII, các nước phương Tây chú ý nhiều đến Ba Tư vì đây là vị trí chiến lược quân sự, là con đưởng buôn bán thuận lợi, đất nước giàu tài nguyên và là thị trường lớn tiêu thụ hàng hoá. Cho đến lúc bấy giở, Ba Tư mới chịu ảnh hưởng của Nga chứ chưa phải là nước thuộc địa, phụ thuộc của một nước tư bản phương Tây. Vì vậy, trong việc chạy đua xâm chiếm nước này, nhằm ngăn cản sự bành trướng của Nga, các nước đế quốc phương Tây đởi được hưởng những quyền ưu đãi về thương mại, tự do buôn bán, lập các thương điếm có lực lượng vũ trang bảo vệ ở Ba Tư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai