Những cuộc kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

Hai tính chất của cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 ở Ấn Độ

    Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 có hai tính chất. Một mặt nó chứng tỏ sức mạnh ngầm của sự phản kháng trong quần chúng và sự lung lay của nền thống trị đế quốc chủ nghĩa. Nhưng mặt khác, do những nét bao trùm và do hướng đi của nó, cuộc khởi nghĩa ấy biểu hiện sự phản kháng của các lực lượng già cỗi, bảo thủ và phong kiến của bọn vua chúa bị phế truất, nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của chúng trước nguy cơ sụp đổ. Vì cuộc khởi nghĩa đã đi theo hướng phản động nên nó không được sự ủng hộ đầy đủ của quần chúng và đã thất bại. Tuy nhiên, ngay trong những điều kiện đó, cuộc khởi nghĩa ấy cũng nói lên sự bất mãn sâu xa của quần chúng và sự sôi sục ngấm ngầm khiến cho bọn chủ Anh phải lo sợ, thứ lo sợ quyết định toàn bộ hoạt động sau này của chúng.

Lời kêu gọi của nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa 1857 -1859 ở Ấn Độ

     ‘Hỡi nhân dân Ấn Đô, ngày độc lập thiêng liêng chúng ta chờ đợi mấy năm nay đã đến? Như là thoạt tiên, lịch sử cần phải làm mê muội ca một dân tộc rồi mới có thể thức tỉnh đươc nó khỏi cơn mê muội lâu đời.

kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

     Việc nhập vải bông của Anh với một quy mô cực kì nhỏ bé, cũng như việc nhập không đáng kể hàng hoá của Anh trước đây đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1833, từ khi độc quyền buôn bán với Trung Quốc được chuyển từ tay Công ti Đông Ấn sang tay các tư thương; từ năm 1840 nó còn tăng lên với quy mô lớn hơn nữa, khi cả các nước khác và đặc biệt là Hợp chúng quốc Mĩ, cũng bắt đầu tham gia buôn bán với Trung Quốc. Việc nhập hàng công nghiệp nước ngoài này cũng đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước giống như trước đây nó đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp ở Tiểu Á, Ba Tư và ấn Độ. Ở Trung Quốc, nghề kéo sợi và nghề dệt đã bị thiệt thòi nặng nề do sự cạnh tranh đó ở nước ngoài, và điều này đã gây ra một sự rối loạn tương ứng trong đời sống xã hội.

     Khoản bồi thưởng mà Trung Quốc phải trả cho nước Anh sau cuộc chiến tranh bất hạnh năm 1840 và sự tiêu dùng phí sản xuất rất lớn về thuốc phiện, việc kim loại quý chạy ra ngoài do buôn bán thuốc phiện, ảnh hưởng huỷ hoại của cuộc cạnh tranh của nước ngoài đối với nền sản xuất trong nước, tình trạng sa đoạ của bộ máy quản lý nhà nước dẫn tới hai hậu quả sau đây: các thuế khoá cũng càng trở nên nặng nề hơn và làm phá sản nhiều nông dân, thợ thủ công, chủ xưởng hơn, và ngoài các thứ thuế cũ đó ra lại còn có thêm những thuế mới.

     Tất cả những nhân tố có tính chất huỷ hoại đó tác động cùng môt lúc vào tài chính, đạo đức, công nghiệp và cơ cấu chính trị của Trung Quốc đã phát triển đầy đủ năm 1840 dưới những họng súng đại bác của Anh. Những họng súng đại bác đã phá sập uy tín của Hoàng đế và buộc Thiên quốc phải tiếp xúc với thế giới của trái đất. Điều kiện chủ yếu để duy trì nước Trung Hoa là có sự hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Còn giở đây khi sự biệt lập đã bị chấm dứt, bằng bạo lực nhở sự giúp đỡ của Anh thì sự tan rã nhất định sẽ xảy ra, cũng giống như một cái xác ướp được giữ gìn cẩn thận trong một cỗ quan tài đóng kín nhất định phải tan rã khi tiếp xúc với không khí tươi mát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai