Về cải cách ruộng đất, Môhamét Ali đánh thuế nặng ruộng đất của nhà thờ Hồi giáo, xoá bỏ lãnh địa của các trường lão Hồi giáo, thẳng tay đàn áp sự chống đối của địa chủ, quý tộc, tịch thu ruộng đất và xoá bỏ chế độ bao thầu thuế của chúng. Một nửa số ruộng đất tịch thu, Môhamét Ali đem chia cho bà con, bộ hạ tạo nên một tầng lớp dịa chủ mới. Một nửa ruộng đất còn lại được chia thành những mảnh nhỏ (từ 3-5 mẫu Ai Cập, mỗi mẫu tương đương 4.000m2) cho nông dân thuê.
Môhamét Ali xây dựng, sửa chữa hệ thống thuỷ nông: đào vét kênh mương cũ, đào thêm 20 kênh mới, xây dựng 30 đạp nước, sử dụng máy bơm nước, các loại giống mới, mở rộng diện tích canh tác (năm 1821 có 2 triệu mẫu, năm 1850 tăng lên 3,5 triệu mẫu).
Về công nghiệp, Môhamét Ali xây dựng và phát triển nhiều công xưởng dệt, đóng tàu, luyện gang thép, sử dụng máy móc, kỉthuật công nghệ cao. Tuy nhiên, công nhân đều bị trưng dụng, cưỡng chế lao động theo chế độ quân sự – phân chia thành các trung đội, đại đội, tiểu đoàn – bị đánh đập chịu nhiều hình phạt, bị giam cầm, không được tự do rời công xưởng.
Về quân sự, trang bị vũ khí mới cho quân lính, áp dụng kĩ thuật mới, mời chuyên gia nước ngoài về huấn luyện quân đội, xây dựng hải quân mạnh (lúc đông nhất có 32 tàu chiến hoạt động).
Về văn hoá, giáo dục, tách nhà trường khỏi tôn giáo, mở nhiều trường phổ thông, trường chuyên nghiệp các cấp (y dược, nông nghiệp, kỉthuật công nghiệp…).
Cải cách của Mồhamét Ali đã đẩy mạnh sản xuất phát triển, văn hóa giáo dục phồn thịnh, tăng cường Sự thống nhất quốc gia. Song cuộc cải cách này không vững chắc, vì không xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến nên đã bị phá sản trước khi các cường quốc châu Âu can thiệp. Các nhà tư bản Anh, Pháp đua nhau đầu tư vào Ai Cập – xây dựng công xưởng, đường giao thông. Tuy nhiên, công trình của tư bản nưóc ngoài ở Ai Cộp, kênh đào Xuyê do Pháp được nhượng quyền đào (bắt đầu từ 1850, hoàn thành vào năm 1969) đã đem lại lợi nhuận lớn cho họ và tăng thêm sự khổ cực đối với nhân dân Ai Cập.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi can dai