Chế độ cộng hoà được xác lập ở Mêhicô.

       Bước sang thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân MT Latinh lại dâng cao, một cao trào mới của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha diễn ra sôi nổi. Phong trào đấu tranh bùng nổ khi Tây Ban Nha bị quân Napôlêông đánh bại. Các cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở khắp các thuộc địa TAy Ban Nha từ mùa xuân và mùa hè 1810, lan rộng từ các trung tâm, đô thị lớn đến các vùng nông thôn, miền núi, kể cả Caracát, Kitô, Bôzôta, Buênốt Airết…

       Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quần chúng rộng rãi ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XIX là cuộc cách mạng ở Mêlticô, do các linh mục Misen Hiđangô và Hôxê Môrêlôxơ lãnh đạo. Nghĩa quân gồm hầu hết là người Inđian mù chữ, nhưng giàu tinh thần đấu tranh anh dũng.

      Năm 1810, Hiđango kêu gọi người Inđian và những người lai, thuộc tầng lớp nông dân nghèo đấu tranh giành độc lập, lấy lại ruộng đất mà bọn thực dân Tây Ban Nha đã chiếm hữu 300 năm qua. Quân khởi nghĩa đã giải phóng một phần lớn lãnh thổ, uy hiếp thủ đô Mêhicô. Hinđangô ra lệnh cho chủ nô trong vòng 10 ngày phải giải phóng hết nô lệ, xoá bỏ những cống nạp của các công xã Inđian cho chính quyền thực dân. Năm 1811, thực dân Tây Ban Nha đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, lỉiđaogô và nhiều người lãnh đạo khác bị bắt và bị xử tử.

Chế độ cộng hoà ở Mêhicô.

     Sự nghiệp đấu tranh của Hiđangô được linh mục Hôxê Mốrêlôxơ kế tục. Đội quân khởi nghĩa được 40.000 người Inđían ủng hộ và mấy nghìn nô lệ da đen tham gia chiến đấu, đánh thắng nhiều trận. Năm 1813, Đại hội dân tộc được triệu tập, tuyên bố Mêhicô độc lập và hiến pháp của nền Cộng hoà được thông qua vào năm 1814. Quân Tây Ban Nha, được tăng viện từ chính quốc, đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa, bắt và xử bắn H. Môrêlôxơ (1815). Mêhicô lại trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn. Năm 1821, Mêhicô mới giành được độc lập. Năm 1823, chế độ cộng hoà được xác lập ở Mêhicô.

     Trong số các anh hùng của nhân dân Mĩ Latinh chiến đấu chống ách thống trị thuộc địa, nổi bật nhất là Bôliva đã thống nhất được lực lượng các thuộc địa phía bắc, ở phía nam có Xan Máctin.

     Ximông Bôliva sinh năm 1783 ở Thủ đô Caracát của Vênêxuêla, trong một gia đình Criôlô địa chủ kiêm thương nhân giàu có. Ông học giỏi, đã đi qua nhiều nước châu Âu, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Vônte và Rutxô. Năm 1806, Bôliva từ châu Âu về Mĩ Latinh và thành lập Quân giải phóng Vênêxuêla, đánh thắng quân xâm lược Tây Ban Nha. Ông kế tục cuộc dấu tranh mà Mirăngđa da tiến hành khi tuyên bố nén độc lập của Vênêxuêla (5/7/1811).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại