Cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân Angieri

     Năm 1832, các bộ tộc ở Tây Angiêri nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp và bầu Apden Cadelàm thủ lình. Trong 8 năm ông đã tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, khắc phục sự phân tán, chia rẽ và gây cho thực dân Pháp nhiều thất bại nặng nề. Năm 1834, chính phủ Pháp phải kí hoà ước, công nhận Apđen Cađe đứng đầu một quốc gia có chủ quyền ở Tây Angiêri. Đây là một thắng lợi lớn, tạo điều kiện cho ông chuẩn bị lực lượng giải phóng toàn bộ đất nước.       Đứng dầu một quốc gia nhỏ, Apden Cade sống rất giản dị (ăn những món ăn bình dân, không mang đồ trang sức đắt tiền, gần gũi nhândân…).

     Năm 1835, vi phạm hiệp ước đã kí, quân Pháp tấn công vùng lãnh thổ Angiêri được giải phóng, song bị đánh bại.

     Năm 1837, Pháp buộc phải kí hoà ước lần thứ hai, công nhận quyền lực của Apđen Cade không chỉ ở miền Tây mà cả vùng Đông Anglêri. Làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn, Apđen Cađe lo tổ chức công việc quản lí hành chính, xây dựng quân đội, phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục. Ông xoá bỏ dần sự cắt cứ địa phương, chia đất nước ra thành các trấn, chịu sự quản lí của chính quyền trung ương. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mở rộng quan hệ với nhiều nước. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm phát triển với việc xây dựng nhiều trường mới. Quân đội cũng được xảy dựng vững mạnh, với đội quân dự bị gần 70.000 người và đội quân chính quy  gần 100.000 người được huấn luyện tốt.

Cuộc đấu tranh chống Pháp

      Thực dân Pháp lo sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Apden Cade lôi kéo các lãnh chúa phong kiến, tù trường thị tộc chống lại ông. Điều này làm cho hàng ngũ chống pháp suy yếu dần. Chúng cũng đem quân đánh chiếm một sổ cứđiểm quan trọng. Năm 1836, Phap tấn công CôngxtAngtin – mội khu trung tâm ở miền Đông Angieri song đã thất bại. Năm 1837, chúng lại đánh chiếm côngxtangtin và Iihiêu khu vực khác ở miền Đông Angiêri nhân dân tiến hành chiến tranh du kích, buộc thực dân Pháp phải thương lượng vớiI Apden Cade.

     Thưc dân Pháp tăng quânviễn chinh từ 42.000 (năm 1837) lên 90.000 (năm 1844), biến hình chính sách chia rẽ dân tộc và lần lượt chinh phục được toàn bộ Angiêri. Apileii Ciutc chạy sang Marốc; sau đó trở về nước, tiến hành cuộc chiến tranh du kích ở vùng sa mạc.

     Năm 1847, Apđen Cađe bị bắt, bị kết án 5 năm tù. Những năm tháng cuối đời, ông sống ở Đamát và mất vào năm 1883.

     Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhândânAngiêri vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Năm 1851 cuộc khởi nghĩa của các bộ lạc nổ ra vùng núi Cabili. Năm 1852, cuộc dấu tranh giải phóng nổ ra ở các ốc đảo vùng sa mạc Xahara. Trong nhũng năm 1854 – 1857, cuộc đấu tranh chống Pháp lại bùng nổ mạnh mẽở vùng Cabili.

     Cuộc đấu tranh của nhândânAgiêri cho độc lâp dân tộc là môt trong những phong trào giải phóng dân tộc đầu tiên chống thực dân xâm lược ở các nước châu Phi vào thời kì trước chủ nghĩa đế quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai