Phong trào Babit

Tín đồ giáo phái của Ali Môhamét tham gia phong trào được gọi là “Babit”, chủ yếu gồm nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán có tinh thẩn, ý chí chống chế độ phong kiến, đồng thời cùng đấu tranh chống sự xâm lược của tư bản nước ngoài. Theo “Bêian”, mọi người đều bình dẳng và có nhiệm vụ xây dựng một vương quốc thần thánh của tín đồ Babit ở khấp Ba Tư. Những người không phải là tín đồ Babít, những người nước ngoài bị đuổi vé nước, tài sản của họ bị tịch thu và đem chia cho tín đồ. Giáo lí cùng nót den việc bảo vệ quyển tư hữu, đảm bảo quyền lợi của thương nhân (đánh thuêchung dối với mọi người, giữ bí mật các tài liệu buôn bán), quy dinh lai stito cho vay, nghĩa vụ phải trả nợ các món tiền vay… Nam 1847, khi cuộc khởi nghĩa chuẩn bị nổ ra, quốc vương Ba Tư tăng cưởng quân đội để đàn áp. Tuy vậy, phong trào Babit vẫn phát triển và lan rộng nhiều nơitrong nước. Tháng 9/1848, 2000 tín đồ Babít, gồm phán lớn là nông dân và thự thủ công, nổi dậy ở Madânđaran (Mazandaran). Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 8 tháng đến tháng 5/1849 thì bị dập tắt. Trong thời gian ngắn này nghĩa quân đã xây dựng được căn cứ, xây đồn đào chiến luỹ, đẩy lùi các cuộc tấn công của chế độ phong kiến và chuẩn bị thực hiện xã hội lí tưởng của mình.

Phong trào Babit

Tháng 5/1850, cuộc khởi nghĩa của tín đồ Babit lại nổ ra Dêngian. Nông dân, tiểu thương và tăng lữ cấp dưới là lực lượng chủ yếu và lãnh đạo cuộc đấu tranh, trong đó phụ nữ giữ vai trở rất tích cực. Chính quyển phong kiến phải huy động một đội quân đông, mạnh, có pháo binh yểm trợ mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa trên bị đàn áp, song phong trào Babit vãn tiếp tục phát triển, dù Môhamét bị bắt sống và xử tử vào năm 1850.

Cuối tháng 6/1850, một cuộc khởi nghĩa khác của tín đồ Babit lại bùng nổ ở thành phố Hairidơ (tỉnh Phaxơ). Chính quyền phong kiến đàn áp rất dã man: dùng cực hình tra tấn những người bị bắt, đốt cháy nhiều nhà cửa, đặt người bị bắt trên miệng súng đai bác rồi bắn cho tan xác. Năm 1852, về cơ bản cuộc khởi nghĩa của những người Babit chấm dứt. Tuy nhiên, năm 1859 tín đổ đã nổi lên hai lần nữa.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioicandai.blogspot.com/2015/07/nuoc-iran-au-ki-xix-phan-1.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại