Buôn bán nô lệ ở châu Phi đầu thời kì lịch sử cận đại

     Từ đầu thế kỉ XVI việc buồn bán nô lệ đã trở thành một nhân tố chủ yếu của lịch sử châu Phi và nhândân châu Phi.

Người ta có thể chia lịch sử buôn bán nô lệ ở châu Phi làm ba giai đoạn.

1. Giai doạn thứ nhất là giai đoạn việc buôn bán nô lệ được bọn cướp thực hiện. Bọn lái buôn, bọn phiêu lưu, bọn nhân viên hàng hải hoặc chỉ là bọn cướp từ châu Âu đến do sáng kiến riêng và tự dân thấn vào việc săn bắt người da đen (trong những trường hợp riêng rẽ và một số trường hợp có hệ thống) không có sự tham gia hoặc chỉ có sự đồng ý ngầm của nhà cầm quyền nước họ. Chính dưới hình thức đó mà việc buôn bán nô lệ bắt đầu từ thế kỉ XV kéo dài cho tới thời kì phát triển của nó, nghĩa là vào những năm 80 của thế kỉ XVI.

Buôn bán nô lệ ở châu Phi

2. Từ những năm 80 của thế kỉ XVI, vớiviệc xuất hiện những công ti dộc quyền, việc buôn bán nô lệ bắt đẩu giai đoạn thứ hai – giai đoạn phát triển tới đỉnh cao nhất, trong đó việc buôn bán nô lệ trở thành một hoạt động nửa hợp pháp, được các chính phủ và vua chúa thừa nhận cho giai cấp tư sản ở các nước văn minh thực hiện. Những phương pháp cổ lỗ và thô bạo của bọn cướp và tội phạm hay nửa tội phạm đã nhường chỗ cho một hệ thống cướp bóc có tổ chức chuẩn bị, được quân đội thường trực thực hiện và trong đó đã xây dựng cả một mạng lưới các trung tâm buôn bán nô lệ, các công sự quân sự để đẩy mạnh mọi công việc và bảo vệ độc quyền buôn bán nô lệ. Phạm vi khu vực săn bắt nô lệ được mở rộng: những đạo quân được cử đến không những ở khắp vùng duyên hải Thượng và Hạ Ghinê mà còn đi sâu vào giữa lục địa, ngay cả đến một vài vùng của miền liền phía đông để cạnh tranh với những thương gia Arập.

     Bọn thương nhân và bọn phiêu lưu thu được những món lợi nhuận to lớn. Ở bở biển châu Phi chúng mua một người da đen chừng 7, 10 hay 100 phơrăng nhưng bán lại ở châu Mĩ từ 1000 đến 2000 phơrăng.

     Những triệu chứng của sự kém sút trong việc buôn bán nô lệ xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XVIII.

     Cuộc cách mạng Pháp và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ tạo ra một động lực mới cho phong trào giải phóng nô lệ nhưng mặt khác, việc đưa công nhân trồng bông vào các bang miền nam của Bắc Mĩ càng làm cho việc buôn bán nô lệ thêm sầm uất, làm chậm lại quá trình đi xuống đã được bắt đầu của việc buôn bán nô lệ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Ximôn Bôliva, chiến sĩ vĩ đại của khu vực Mĩ Latinh

     Ông là một trong những lãnh tụ, người cổ vũ và là nhà tư tưởng lớn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Trong suốt cuộc chiến tranh (1810 – 1826), Bôliva không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Điều mong ước của chúng ta là sự thống nhất của Nam Mĩ”. Trong đại hội ở Agostura, khi mà toàn bộ lãnh thổ được giải phóng của Venezuela mới chỉ đóng khung trong một “khoanh đất” nhỏ, Bôliva sẽ tiến tới vùng Potosí huyền thoại ở đất nước Pêru xa xôi.

     Và ông đã tiến tới sau khi kêu gọi các dân tộc vùng lên, đấu tranh giải phóng và biến tình đoàn kết thành vũ khí sắc bén chống quân thù. Kết quả là Bôliva đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ cửa sông Orenoco đến biên giới Áchentina. Thuộc địa cuối cùng do quân đội Bôliva giải phóng được người dân ở đó đặt tên là nước Cộng hoà Bolivia để ghi nhớ công ơn của “Người giải phóng”. Ông đã được tặng danh hiệu cao quý đó ngay khi còn sống.

     Ximôn Bôliva là người yêu nưóc nhiệt thành của châu Mĩ nhưng đồng thời là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Những người tình nguyên từ nhiều nước gồm hơn 5.000 binh lính và sĩ quan đã chiến đấu dưới ngọn cờ của ông. Trong số đó có cả những người Nga tình nguyện đã để lại niềm vinh quang đời đời trong nhiều trận chiến đấu. Mặc dù Bôliva chiến đấu chống lại chế độ thuộc địa Tây Ban Nha, ông rất kính trọng nhân dân Tây Ban Nha.

chiến sĩ vĩ đại của khu vực Mĩ Latinh

     Những người lãnh đạo phong trào giải phóng không những phải giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp mà còn phải giải quyết vấn đề xã hội. Đầu họ không ngờ rằng những vấn đề xã hội đó lại gay gắt đến như vậy. Vấn đề nô lệ da đen, vấn đề ruộng đất, mối quan hệ với giáo hội (giới tu sĩ người Tây Ban Nha), cơ cấu nhà nước của các thuộc địa cũ, việc thành lập những đội quân giải phóng… rất nhiều vấn đề làm những người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng phải quan tâm.

     Ximôn Bôliva là một chính khách và là nhà hoạt động quân sự có chí hướng, bền bỉ vượt mọi khó khăn. Những thất bại đã tôi luyện ông, ông phấn tích những thất bại đó, rút ra những kết luận, cố gắng không gặp lại những sai lầm đã mắc phải, tiếp tục chiến đấu với một niềm tin tuyệt đối là những người yêu nước nhất định sẽ chiến thắng và giành được độc lập.

     Trong những trận chiến đấu dai dẳng và ác liệt với quân đội Tây Ban Nha, Bôliva đã liên tiếp giành thắng lợi, hoàn thành chuyến vượt núi (Anđét) lịch sử, giải phóng Bôgôta và sau đó là Caracat. Dưới sự lãnh đạo của ông, Venezuela và Nueva Grenada hợp nhất thành nước Cộng hoà thống nhất Đại Columbia. Nước Êcuador được quân đội Bôliva giải phóng sau đó cũng gia nhập Đại Columbia. Như vậy dưới sự lãnh đạo của Bôliva, cho đến năm 1824 năm nước khu vực Mĩ Latinh đã được giải phóng và giành độc lập đó là Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru và Bôlivia…

     Tấm gương của các chiến sĩ ưu tú thời quá khứ của Ximôn Bôliva, của các bạn chiến đấu của ông, của tất cả những ai đã và đang chiến đấu anh dũng vì hạnh phúc của nhândân, đã cổ vũ các lực lượng yêu nước ở các nước châu Mĩ Latinh vùng lên lật đổ các chế độ đẫm máu Batista ở Cuba và Xômôxa ởNicaragoa. Tên tuổi của những người anh hùng đó đã vượt ra xa khỏi ranh giới của châu Mĩ Latinh, họ là những vĩ nhân nổi tiếng và được kính trọng trên khắp thế giới.


Quá trình xâm lược Ấn Độ của Anh

Sự xâm lược của Anh ở Ấn Độ

      London thứ 6 ngày 22 tháng 7 năm 1853.

      Quyền thống trị của nước Anh đã được thành lập ở Ấn Độ như thế nào? Một quốc gia trong đó không những tín đồ Hồi giáo với tín đồ Ấn Độ giáo đứng riêng rẽ nhau, mà bộ lạc này với bộ lạc khác, chủng tính này với chủng tính khác cũng đứng riêng rẽ nhau, một xã hội mà kết cấu của nó xây dựng trên một thế quân bình, đã sinh ra bởi sự chèn ép lẫn nhau ởkhắp mọi nơi và sự cô lập của mọi phần tử trong xã hội ấy; một quốc gia như thế và một xã hội như thế chẳng đã là một miếng mồi ngon được định sẵn cho bọn xâm lược hay sao? Dù cho chúng ta không biết một tí gì lịch sử đã qua của Hindoustan, chẳng lẽ cái sự thật lớn lao không thể tranh cãi được đó cũng không tồn tại hay sao? Sự thật đó là: ngày nay ấn Độ còn đang bị nô dịch bởi một quân đội được nuôi nấng bằng tiền của Ấn Độ bỏ ra và do Anh lợi dụng.

      … Họ (ngườiBritains) đã phá vỡ công xã của địa phương, huỷ hoại nền công nghiệp của địa phương, tiêu trừ mọi cái vĩ đại và cao cả của xã hội địa phương, do đó đã phá hoại nền văn minh Ấn Độ. Trên những trang lịch sử thống trị ấn Độ của họ, ngoài sự phá hoại ra, hầu như không còn nói đến cái gì khác nữa. Công việc xây dựng lại hầu như chưa nhô ra khỏi đám hoang tàn ấy

xâm lược Ấn Độ của Anh

Vai trò phá hoại của nền thống trị Anh ở Ấn Độ

      Mác đã tả lại với một sự chú ý rất tỉ mỉ đồng thời có phân biệt thời kì đầu tiên là thời kì độc quyền của Công ti Đông Ấn cho đến năm 1843, với thời kì sau này là thời kì chấm dứt độc quyền đó và là thời kì sản phẩm của chủ nghĩa tư bản công nghiệp tràn vào ấn Độ và hoàn thành sự nghiệp của nó.

      Trong thời kì đầu, những sự phá hoại đầu tiên trước hết là do việc cưỡng đoạt to lớn và trực tiếp của công ti gây ra. Thứ hai là do không chăm sóc công trình thuỷ lợi và các công trình phục vụ lợi ích công cộng. Những việc này là do các chính phủ trước đây phụ trách nhưng ngày nay thì bị bỏ bể. Thứ ba là do việc du nhập chế độ ruộng đất của Anh, chế độ tư hữu ruộng đất cùng với quyền bán và nhượng lại, và toàn bộ hình luật Anh. Thứ tư, là do việc cấm trực tiếp hoặc đánh thuế nặng những sản phẩm của Ấn Độ xuất khẩu sang Anh trước đây và cả sau này sang châu Âu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

Những cuộc kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

Hai tính chất của cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 ở Ấn Độ

    Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 có hai tính chất. Một mặt nó chứng tỏ sức mạnh ngầm của sự phản kháng trong quần chúng và sự lung lay của nền thống trị đế quốc chủ nghĩa. Nhưng mặt khác, do những nét bao trùm và do hướng đi của nó, cuộc khởi nghĩa ấy biểu hiện sự phản kháng của các lực lượng già cỗi, bảo thủ và phong kiến của bọn vua chúa bị phế truất, nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của chúng trước nguy cơ sụp đổ. Vì cuộc khởi nghĩa đã đi theo hướng phản động nên nó không được sự ủng hộ đầy đủ của quần chúng và đã thất bại. Tuy nhiên, ngay trong những điều kiện đó, cuộc khởi nghĩa ấy cũng nói lên sự bất mãn sâu xa của quần chúng và sự sôi sục ngấm ngầm khiến cho bọn chủ Anh phải lo sợ, thứ lo sợ quyết định toàn bộ hoạt động sau này của chúng.

Lời kêu gọi của nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa 1857 -1859 ở Ấn Độ

     ‘Hỡi nhân dân Ấn Đô, ngày độc lập thiêng liêng chúng ta chờ đợi mấy năm nay đã đến? Như là thoạt tiên, lịch sử cần phải làm mê muội ca một dân tộc rồi mới có thể thức tỉnh đươc nó khỏi cơn mê muội lâu đời.

kháng chiến khởi nghĩa tại Ấn Độ

     Việc nhập vải bông của Anh với một quy mô cực kì nhỏ bé, cũng như việc nhập không đáng kể hàng hoá của Anh trước đây đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1833, từ khi độc quyền buôn bán với Trung Quốc được chuyển từ tay Công ti Đông Ấn sang tay các tư thương; từ năm 1840 nó còn tăng lên với quy mô lớn hơn nữa, khi cả các nước khác và đặc biệt là Hợp chúng quốc Mĩ, cũng bắt đầu tham gia buôn bán với Trung Quốc. Việc nhập hàng công nghiệp nước ngoài này cũng đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước giống như trước đây nó đã ảnh hưởng tới nền công nghiệp ở Tiểu Á, Ba Tư và ấn Độ. Ở Trung Quốc, nghề kéo sợi và nghề dệt đã bị thiệt thòi nặng nề do sự cạnh tranh đó ở nước ngoài, và điều này đã gây ra một sự rối loạn tương ứng trong đời sống xã hội.

     Khoản bồi thưởng mà Trung Quốc phải trả cho nước Anh sau cuộc chiến tranh bất hạnh năm 1840 và sự tiêu dùng phí sản xuất rất lớn về thuốc phiện, việc kim loại quý chạy ra ngoài do buôn bán thuốc phiện, ảnh hưởng huỷ hoại của cuộc cạnh tranh của nước ngoài đối với nền sản xuất trong nước, tình trạng sa đoạ của bộ máy quản lý nhà nước dẫn tới hai hậu quả sau đây: các thuế khoá cũng càng trở nên nặng nề hơn và làm phá sản nhiều nông dân, thợ thủ công, chủ xưởng hơn, và ngoài các thứ thuế cũ đó ra lại còn có thêm những thuế mới.

     Tất cả những nhân tố có tính chất huỷ hoại đó tác động cùng môt lúc vào tài chính, đạo đức, công nghiệp và cơ cấu chính trị của Trung Quốc đã phát triển đầy đủ năm 1840 dưới những họng súng đại bác của Anh. Những họng súng đại bác đã phá sập uy tín của Hoàng đế và buộc Thiên quốc phải tiếp xúc với thế giới của trái đất. Điều kiện chủ yếu để duy trì nước Trung Hoa là có sự hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Còn giở đây khi sự biệt lập đã bị chấm dứt, bằng bạo lực nhở sự giúp đỡ của Anh thì sự tan rã nhất định sẽ xảy ra, cũng giống như một cái xác ướp được giữ gìn cẩn thận trong một cỗ quan tài đóng kín nhất định phải tan rã khi tiếp xúc với không khí tươi mát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi can dai

Chính sách của Thái Bình Thiên Quốc

Một số chính sách của Thái bình Thiên quốc

       Ruộng chia làm 9 hạng. Chiếu theo nhân khẩu, bất luận là dàn ông hay đàn bà, nhiều tuổi hay ít và chia đồng đều các hạng ruộng với nhau. Ví dụ, một nhà sáu ngưởi thì dược chia một nửa ruộng tốt, một nửa ruộng xấu. Phần ruộng trong thiên hạ người thiên hạ đều cày chung, chỗ này không đủ thì dời sang chỗ kia, chỗ kia không đủ lại dời sang chỗ khác. Phàm ruộng thiên hạ, được hay mất phải đồng đều, chỗ dược mùa thi giúp cho chỗ mất, chỗ mất mùa phải được giúp, phải làm thế nào cho thiên hạ đều được hưởng ơn của Thượng đế.

     Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không đâu là không đồng đều, không ai là không no ấm. Nghề trồng dâu nuôi tằm gà mẹ, hai con lợn. Thuế má: đến mùa, sau khi để cho dân đủ ăn đến mùa sau thì sẽ đem nộp vào kho, bởi vì phải đem của cải về cho Chúa, người ta không cần giữ làm của riêng. Cứ hai mươi lăm hộ lại có một kho công cộng, một nhà thờ mọi việc hôn nhân tang tế đều do kho của công chịu.

     Quân đội cũng như quân dân, mỗi ngày phải nghe kinh Thánh, phải đi cầu Thượng đế. Các vị chỉ huy thay phiên nhau mỗi tuần một lần giảng kinh Thánh cho bộ đội. Trong thiên hạ, mỗi nhà một vợ một chồng và con cái, từ ba bốn người cho đến chín người thì phải có một người đi lính. Những người nào già yếu, cô độc, tàn phế thì được kho nhà nước nuôi, ngày chủ nhật nhân dân phải đến nhà thờ nghe đọc kinh.

Chính sách của Thái Bình Thiên Quốc

 “Thái bình Thiên quốc phụng thiên thảo Hồ hịch” 

(Hịch của Thái bình Thiên quốc vấng mệnh trởi thảo việc đánh Mãn Thanh)

     Trung Quốc có chế độ hôn nhân của Trung Quốc mà giờ đây bọn yêu tinh Mãn Châu bắt hết những cô gái đẹp của Trung Quốc làm nô làm thiếp. Ba nghìn mặt ngọc đều bị dê chó làm nhục, trăm vạn hồng nhân lại phải chung giường cùng lũ mèo cáo nói đến đau lòng, kể ra bẩn lưỡi, nghĩa là chúng nó đã làm nhục hết tất cả con gái Trung Quốc. Trung Quốc có chế độ của Trung Quốc, giờ đây bọn Mãn Châu đưa ra những luật lệ yêu ma làm cho người Trung Quốc chúng ta không tài nào thoát khỏi guồng lưới của nó, không biết đặt tay đặt chân vào đâu được, nghĩa là nó bức hiếp tất cả những người đàn ông của Trung Quốc rồi. Trung Quốc có tiếng nói của Trung Quốc, giở đây bọn Mãn Thanh đặt ra giọng kinh đô sửa đổi tiếng nói của Trung Quốc, nghĩa là chúng muốn lấy tiếng mọi rợ để nói dối người Trung Quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại