Trong các cuộc đấu tranh ấy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, nổ ra ở Quảng Tây – nơi có phong trào nông dân mạnh.
Hồng Tú Toàn (1814 – 1864) là một giáo viên, xuất thấn trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Chịu ảnh hưởng của đạo Cơ đốc, ông thành lập Hội Thượng đế, viết sách truyền bá giáo lí đạo Cơ đốc, kết hợp với học thuyết cổ đại Trung Quốc về một xã hội chính nghĩa; bình quân, mọi người đều sung sướng. Đây là một tổ chức khá chặt chẽ, có quy mô lớn hơn hẳn các hội kín trước đây của Trung Quốc.
Qua Hội Thượng đế, Hổng Tú Toàn ngầm kêu gọi mọi người đứng lên lật đổ ách thống trị của Mãn Thanh và được nông dân hưởng ứng nhiệt liệt. Nghĩa quân lập chính quyền theo kiểu phong kiến – Hồng Tú Toàn được tốn làm Thiên Vương; thành lập quân đội – quân Thái bình – có kỉ luật nghiêm. Ngoài nông dân nghèo, tham gia lãnh đạo Hội Thượng đế cởn có những người xuất thân phú nông, như Thạch Đạt Khai và những địa chủ nhỏ. Mùa hè năm 1850, các đội vũ trang của Hội Thượng đế tập trung về Kim Điền. Ngày 1/1/1851, Hổng Tú Toàn ra lệnh khởi nghĩa đánh đổ Mãn Thanh và lấy hiệu là Thái bình Thiên quốc.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1851 – 1853 là thời kì nghĩa quân nổi dậy đấu tranh, mở đưởng vào Hồ Nam, phát triển lực lượng lên 5-6 vạn quân, rồi tiến vào Vũ Hán, đánh chiếm Nam Kinh (18/3/1853). Lúc bấy giở, quân Thái bình đãlàm chủ một vùng rộng lớn của hơn 10 tỉnh và lấy Nam Kinh làm trung tâm cua nhà nước Thái bình Thiên quốc.
- ộGiai đoạn 1853 – 1856 là thời kì quân Thái bình mở rông, củng cố vùng đất đã làm chủ, chuẩn bị đem quân lên phía bắc, uy hiếp triều đình Mãn Thanh. Triều đình phong kiếnvội vãđiều quân từ Tây Bắc, Đông Bắc về giữ Bắc Kinh. Song vào cuối giai đoạn này, trong hàng ngũ Thái bình Thiên quốc bắt đầu có sự chia rẽ.
- Giai đoạn 1856- 1860, nảy sinh những mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo và bắt đầu sự suy yếu của nghĩa quân. Lúc bấy giở, tinh hình Trung Quốc cũng khá phức tạp: ở vùngsông Dương Tử diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thái bình Thiên quốc và Mãn Thanh; ở vùng Quảng Châu và phía bắc, quân Anh và Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, gây ra Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai (1856 – 1858). Triều đình Mãn Thanh phải cho sứ thần các nước đến Bắc Kinh, mở thêm hải cảng, giảm thuế, cho thương nhân nước ngoài buôn bán ở Trung Quốc. Khôngthỏa mãn với những điều đạt được, quân Anh, Pháp tiếp tục tiến vào kinh đô đốt phá. Triều đinh Mãn Thanh phải kí điều ước Bắc Kinh (24/10/1860), mở thêm cửa biển và bồi thưởng cho Anh, Pháp mỗi nước8 triệu lạng bạc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới cận đại