Sự suy yếu của chế độ phong kiến Ba Tư và nhu cầu mở rộng thị trường đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây là nhũng nguyên nhân thúc đẩy các nước thực dân tăng cưởng hơn nữa xâm nhập vào Ba Tư. Vì vậy, trên lãnh thổ Ba Tư đã diễn ra nhiều cuộc tranh giành, các cuộc xung đột vũ trang gay gắt giữa các nước thực dân, trước hết và chủ yếu là giữa Anh, Pháp và Nga.
Đầu thế kỉ XIX, cuộc chiến tranh giữa Pháp và liên minh các nước chống Napôlêông (1805 – 1812) cũng nhằm đến một mục tiêu là đánh chiếm Ba Tư. Tiếp đó, cuộc chiến tranh Nga – Thổ (1826 – 1827) và mâu thuẫn Anh – Nga đều có liên quan đến việc làm chủ Ba Tư.
Dần dần, Anh chiếm được ưu thế ở Ba Tư. Năm 1841, Anh kí với Ba Tư hiệp ước bất bình đẳng, hưởng quyền lãnh sự tài phán và tự do mua bán, không phải trả thuế quan trong nội địa mà chỉ nộp không quá 5% thuế quan đối với hàng hoá Anh nhập vào Ba Tư. Tiếp đó, từ năm 1845, Ba Tư phải kí với Pháp, Áo, Mĩ và những nước châu Âu khác những hiệp ước bất bình đẳng.
Việc xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây làm cho Ba Tư trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá nước ngoài, chủ yếu của Anh. Từ1827 – 1831, hàng dệt của Anh nhập vào Ba Tư tăng 2,5 lần, chiếm 9/10 hàng nhập của Ba Tư và từ 1833 – 1837, số hàng này lại tăng gấp đôi. Hàng nước ngoài tràn vào khiến cho nghề thủ công cổ truyền bị phá sản, đẩy nông dân, thợ thủ công, dân nghèo vào canh khốn khổ hơn, khiến họ càng căm phẫn, nổi lan đấu tranh mạnh mẽ.
Trong các cuộc dấu Iranh của các dân tộc trong đế quốc Ba Tư nổi lên phong trào Babít.
Phong trào Babít (1844 – 1852)
Vào cuối những năm 40 của thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân tự phát nổ ra ở khắp nơi. Phần lớn các cuộc đấu tranh này đều do các giáo phái lãnh đạo. Một trong những giáo phái có ảnh hưởng lớn nhất là giáo phái của những tín đổ Babít, do Ali Môhamét đứng đầu.
Ali Môhamét, sinh năm 1820 trong một gia đình thương nhân và bản thân cũng làm nghềbuôn vải.
Nam 1 844, Ali Môhamét tự xưng là Báp (theo tiếng Ba Tư, Báp có nghĩa là “ngưỡng cửa”) ngụ ý rằng, qua Báp mà Chúa cứu thế (Mahơdi) truyén ý chí của mình dến mọi người. Ống cho rằng Thượng đê sắp xuống trẩn để cứu mọi người và lẠp một “vương quốc chính nghĩa” trên Trái đất(l). Vì vậy, năm 1847, Ali Môhamét lại tự xem mình cũng là Mahơdi. Ông bị bắt vào tư và ớ dAy, ông biên soạn quyển giáo lí “Bêian” để truyền đạo cho tín đồ. Đây dược xem như bộ thánh kinh mới, thay cho bộ kinh cũ. Tất cả chế độ và pháp luật sẽ được soạn thảo theo “Bêian”.