Về đối ngoại, lúc đầu để tranh thủ người nước ngoài “trung lập” trong cuộc đấu tranh giữa Thái bình Thiên quốc và triều đình Mãn Thanh, Thái bình Thiên quốc chủ trương “người ngoại quốc” được coi như anh em từ xa đến”, “được tự do đi lại, buôn bán”, song kiên quyết không thừa nhộn điều – ước Nam Kinh 1842 và các điều ước khác mà Mãn Thanh đãkí với nước ngoài. Trên thực tế, các nước tư bản thực dân đã cấu kết với triều đình Mãn Thanh đàn áp cuộc khởi nghĩa này của nông dân.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc tồn tại được gần 14 năm (1851 – 1864), lan rộng trong 18 tỉnh Trung Quốc, đã xây dựng được một nhà nước và thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Song phong trào ngày càng suy yếu, triều đình Mãn Thanh được các nước đế quốc ủng hộ, đánh bại Thái bình Thiên quốc.
Thái bình Thiên quốc là một trong những cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, đã tập hợp được đông đảo nhân dân chống phong kiến, rồi chống cả thực dân xâm lược. Thái bình Thiên quốc đã xây dựng được một nhà nước tiến bộ, đáp ứng được một phần không nhỏ quyền lợi và nguyện vọng cơ bản của nhân dân lao động mà nông dân chiếm số đông.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc thất bại vì tình hình lịch sử xã hội Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX chưa có điều kiện cho sự thắng lợi của phong trào đấu tranh. Sự cấu kết giữa chính quyền Mãn Thanh và các thế lực thực dân xâm lược cũng là những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại củaThái bình Thiên quốc. Tuy nhiên, những hạn chế, thiếu sót của bản thấn phong trào Thái bình Thiên quốc là nguyên nhân chủ quan, quan trọng làm cho nó suy yếu: tính không tưởng, tư tưởng bình quân, sự chia rẽ nội bộ, sự phản bội của những địa chủ, quý tộc tham giaphong trào.
Tuy thất bại, cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc có ý nghĩa lịch sử lớn. Nó làm suy yếu chế độ phong kiến chuyên chế, khơi dậy cuộc đấu tranh của nhân dân, góp phần xây dựng truyền thống chống phong kiến, chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời, Thái bình Thiên quốc cũng góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân châu Á chống sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới cận đại